Nộp thuế là một nghĩa vụ bắt buộc đối với mỗi công dân. Có nhiều loại thuế cần phải nộp, trong đó thuế giá trị gia tăng là loại thuế xuất hiện phổ biến nhất. Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, thuế giá trị gia tăng sẽ có tác dụng điều tiết thu nhập của các cá nhân, tổ chức trong việc tiêu dùng những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng cũng là một khoản thu quan trọng và ổn định của Ngân sách nhà nước. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có mức thuế suất giá trị gia tăng khác nhau. Vậy thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng năm 2023 như thế nào? Vật liệu xây dựng có được áp dụng giảm thuế GTGT không? Hãy cùng LSX tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Đặc điểm thuế giá trị gia tăng
Thuế GTGT là một loại thuế độc lập. Thuế GTGT có những đặc điểm sau:
– Là loại thuế gián thu
Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT còn được phát sinh đến khâu cuối cùng là tiêu dùng. Người tiêu dùng sẽ là người chịu thuế.
– Là loại thuế có đối tượng chịu thuế lớn
Hầu hết mọi đối tượng trong xã hội sẽ phải chịu thuế GTGT. Việc đánh thuế trên phạm vi lãnh thổ với mọi đối tượng thể hiện sự công bằng của thuế. Đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các loại tiêu dùng trong xã hội. Đối với trường hợp cần khuyến khích tiêu dùng hoặc hạn chế việc trả tiền thuế của người tiêu dùng, Nhà nước sẽ không đánh thuế hoặc đánh thuế với mức thuế suất thấp nhất.
– Là loại thuế chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ
Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt thuế GTGT với những loại thuế gián thu khác. Thuế GTGT ở tất cả các khâu. Từ quá trình sản xuất đến quá trình lưu thông hàng hóa và cả quá trình tiêu dùng. Việc đánh thuế chỉ trên phần giá trị tăng thêm mà không phải đối với toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ.
– Số thuế phải nộp sẽ phụ thuộc vào giai đoạn đánh thuế
Như đã nói ở trên, thuế GTGT đánh ở tất cả các khâu, các giai đoạn. Từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng. Ở mỗi giai đoạn có số thuế GTGT khác nhau. Từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, số thuế giá trị gia tăng là một con số. Từ khâu lưu thông đến khâu tiêu dùng thì số thuế giá trị gia tăng đã khác. Tổng số thuế nộp ở các khâu chính là số thuế cuối cùng tính trên tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ. Và người tiêu dùng sẽ mua và phải gánh chịu.
Thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023 là bao nhiêu?
Trước đó, nhằm triển khai quy định về giảm mức thuế suất thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, ngày 28/01/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn về việc giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
– Mức thuế suất thuế giá trị gia tăng được giảm cụ thể là 8% đối với cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
– Đối với cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn.
Tuy nhiên, sau ngày 31/12/2022 thì thuế suất thuế giá trị gia tăng dự kiến sẽ trở lại bình thường cho đến khi Chính phủ đưa ra quyết định mới về việc gia hạn giảm thuế giá trị gia tăng hay không.
Theo đó, mức thuế suất thuế giá trị gia tăng năm 2023, gồm:
– Mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vận tải quốc tế và hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng quy định tại Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không được áp dụng tại khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013.
– Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013, khoản 2 Điều 3 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014)
– Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 0% và thuế suất 5%.
Thuế GTGT ngành xây dựng là gì?
Thuế GTGT ngành xây dựng là khoản thuế phải nộp trên phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm hàng hoá trong ngành xây dựng. Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm: Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng.
Thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng năm 2023
Ngành xây dựng là nhóm được giảm thuế giá trị gia tăng.
Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 15/022/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Mức giảm thuế giá trị gia tăng
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, căn cứ vào các quy định ở trên thì ngành xây dựng được áp dụng mức giảm thuế GTGT là 8% kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Cách tính thuế GTGT: Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.
Các quy định pháp luật liên quan đến thuế
Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
- Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí;
- Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước;
- Tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
- Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
- Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan;
- Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 3 Điều 3 Luật quản lý thuế 2019 quy định, các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước không do cơ quan quản lý thuế quản lý thu bao gồm:
- Tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;
- Tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, trừ lĩnh vực thuế và hải quan;
- Tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công từ việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết, sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí;
- Thu viện trợ;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Vật liệu xây dựng có được áp dụng giảm thuế GTGT không?
Trường hợp, đơn vị có hàng hóa dịch vụ bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT không thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ quy định tại Phụ lục I, II, III kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì hàng hóa dịch vụ đó sẽ được giảm thuế suất từ 10% xuống 8% theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Nộp thuế GTGT tại cơ quan nào?
Theo thông tư số 156/2013/TT-BTC của bộ tài chính quy định thì các cá nhân hay tổ chức thực hiện nộp thuế vào ngân sách nhà nước theo nghĩa vụ tại các địa điểm sau:
– Nộp tại kho bạc nhà nước:
Tại mỗi đại phương quận huyện trên cả nước đều có Kho bạc nước và bạn có thể đến đó vào các ngày từ thứ 2 đến thứu 6 trong tuần để làm thủ tục nộp thuế theo hướng dẫn của nhân viên thu thuế tại đây.
– Tại cơ quan quản lý thuế
Nếu bạn không tiện đến kho bạc nước vì ở quá xa trung tâm huyện thì cũng có thuế đến các chi cục thuế của xã nơi bạn định cư và yêu cầu được nộp thuế xây dựng thì cũng đều được bạn nhé.
– Thông qua các tổ chức đã được cơ quan thuế ủy nhiệm thu
Đó là các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các tổ chức dịch vụ thu theo quy định của pháp luật. Đây là các tổ chức được nhà nước ủy nhiệm thu giúp cho cơ quan thuế.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thuế suất thuế GTGT ngành xây dựng năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ tư vấn pháp lý về vấn đề thành lập công ty ở Việt Nam. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngày 22/12/2022, Tổng cục Thuế vừa phát đi Thông báo 620/TB-TCT năm 2022 về việc áp dụng quy định về thuế suất thuế GTGT trên hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP dựa trên cơ sở Nghị quyết 43/2022/QH15.
Theo đó, Tổng cục Thuế đề nghị các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử (tổ chức nhận, truyền và lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử và tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử) nghiên cứu, nâng cấp giải pháp hóa đơn điện tử theo quy định về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hóa, dịch vụ theo hiệu lực quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
Tổng cục Thuế đề nghị các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử thông báo các nội dung thay đổi đến các khách hàng của Tổ chức để triển khai theo đúng quy định.
Như vậy, theo hướng dẫn trên thì thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP kể từ sau ngày 31/12/2022 sẽ quay trở lại mức thuế suất trước đó theo các quy định hiện hành.
Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP có quy định cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng.
Do đó, đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT 8% từ năm 2022 phải được lập hóa đơn riêng. Tuy nhiên, doanh thu phải được tách riêng từ ngày lập hóa đơn đến hết ngày 31/12/2022 (áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%) và doanh thu từ ngày 01/01/2023 trở về sau áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 10%.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng dịch vụ (chịu thuế GTGT 10%) từ ngày 01/6/2022 đến hết ngày 31/5/2023. Nếu dịch vụ nêu trên không thuộc dịch vụ được quy định tại định tại Phụ lục I, II và III ban hành kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì sẽ được giảm thuế GTGT đến hết ngày 31/12/2022. Khi đó, công ty A được lập chung hóa đơn dịch vụ từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/05/2023 trên cùng một hóa đơn nhưng phải tách riêng doanh thu của dịch vụ cụ thể:
– Từ ngày 01/06/2022 đến hết ngày 31/12/2022 với thuế suất thuế GTGT là 8%; và
– Từ ngày 01/01/2023 đến hết ngày 31/05/2023 với thuế suất thuế GTGT là 10%.
Ngoài ra, công ty A cũng có thể lập hóa đơn riêng cho doanh thu dịch vụ theo mức thuế suất nêu trên.
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về việc xác định thuế giá trị gia tăng như sau:
– Đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với dịch vụ viễn thông là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông.
– Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên hóa đơn tính tiền.
– Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.
– Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.