Tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào?

bởi Minh Trang
Tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào

Hầu hết chúng ta biết rằng Thực tế, cấp dưỡng là trách nhiệm của người có nghĩa vụ cấp dưỡng với người được cấp dưỡng. Cấp dưỡng được hiểu là người có nghĩa vụ cấp dưỡng đóng góp một khoản tiền hoặc tài sản của chính người cấp dưỡng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày hoặc hàng tháng của người được cấp dưỡng. Trong đó, người có nghĩa vụ cấp dưỡng là cha hoặc mẹ mà một trong hai người không thực hiện chăm sóc trực tiếp người được cấp dưỡng hàng ngày. Vậy tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào? Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con ra sao?

Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của LSX để hiểu và nắm rõ được những quy định về “ Tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Thế nào là việc cấp dưỡng nuôi con?

Căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình giải thích về “Cấp dưỡng” như sau:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Việc cấp dưỡng nuôi con có thể hiểu là việc cha/mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con thực hiện chu cấp, đóng góp tiền hoặc tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho con chung.

Tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào
Tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào

Tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào

Căn cứ theo Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không quy định mức cấp dưỡng tối thiểu hiện nay hay mức cấp dưỡng tối đa là bao nhiêu mà pháp luật cụ thể là chỉ quy định chung như sau:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.“

Như vậy pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những chi phí này là chi phí hợp lý. Người mẹ đưa ra những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi con nếu xét thấy những chi phí đó không hợp lý thì Tòa sẽ không giải quyết. Ngược lại, trong trường hợp này người chồng đưa ra những căn cứ chứng minh những chi phí đó không có thật hoặc không hợp lý thì tòa án sẽ xem xét cụ thể.

Như vậy, mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn hiện hành trước hết là do thỏa thuận giữa hai vợ chồng bạn. Bạn có thể yêu cầu chồng bạn mức cấp dưỡng cho con hợp lý căn cứ vào thu nhập thực tế của chồng bạn trừ đi nhu cầu thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt tối thiểu nhất của chồng bạn hiện nay, cũng như căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của con bạn vì tùy vào từng độ tuổi khác nhau, con của bạn sẽ cần một mức cấp dưỡng phù hợp nhất.

Ngược lại, trong trường hợp hai vợ chồng bạn không thỏa thuận với nhau được mức cấp dưỡng cho con thì bạn hoặc chồng bạn phải chứng minh được các khoản thu nhập của chồng bạn tạo lập được trong một tháng, để từ đó chứng minh được thu nhập của chồng bạn để Tòa án làm căn cứ để đưa ra một mức cấp dưỡng phù hợp nhất cho hai con của bạn.

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

Nghĩa vụ cấp dưỡng con sau khi ly hôn thuộc về ai?

Căn cứ Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn như sau:

“Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn

Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được áp dụng theo quy định tại các điều 81, 82, 83 và 84 của Luật này.”

Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ Mục 11 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn như sau:

– Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

– Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

Như vậy, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có khả năng, điều kiện và không cần cầu cấp dưỡng cho con thì không phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nữa.

Không thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con có bị xử phạt không?

Hành vi không cấp dưỡng cho con hoàn toàn có thể bị xử phạt. Không chỉ là phạt tiền mà nặng hơn là vi phạm hình sự. Cụ thể như sau:

1/ Xử lí hành chính

Đối với các hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; chăm sóc con sau khi ly hôn. Tại khoản 3 Điều 52 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định các mức phạt hành chính gồm:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; chăm sóc con sau khi ly hôn.

2/ Xử lý hình sự

Nếu có các hành vi sau: Tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:

  • Từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.
  • Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm.

Thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  • Trong trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thể hiện trong bản án, quyết định của Tòa án mà người cấp dưỡng Không chấp hành bản án mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Người trốn nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho các chủ doanh nghiệp tư nhân nói chung và các chủ doanh nghiệp tư nhân đang là quý khách hàng của LSX nói riêng. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục đăng ký tổ chức triển lãm thương mại, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể thay thế bằng nghĩa vụ khác?

Điều 107 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Do đó theo khoản 1 Điều 107 trên thì nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế và không được chuyển giao cho người khác.

Thẩm quyền giải quyết trường hợp không cấp dưỡng nuôi con

Về thẩm quyền giải quyết theo Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 28. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
… “
Bạn chuẩn bị đơn yêu cầu về việc cấp dưỡng gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chồng bạn cư trú để yêu cầu giải quyết. Trong đơn bạn cần trình bày các thông tin như: Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; tên Tòa án nơi yêu cầu; họ, tên, địa chỉ của người bị yêu cầu; nội dung yêu cầu; ghi rõ ngày, tháng, năm, ký tên hoặc điểm chỉ,…Kèm theo đó phải có bản án, quyết định được yêu cầu và các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng khi nào ?

Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
6. Trường hợp khác theo quy định của luật.”
Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi thuộc vào các trường hợp quy định tại Điều 118 trên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm