Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

bởi Thu Thủy
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội Việt Nam ban hành là văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp gồm các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là tổ hợp các điều khoản pháp lý với mục đích nhà nước hướng tới là điều chỉnh các mối quan hệ liên quan phát sinh trong quá trình hôn nhân. Cụ thể như quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cũng như các thành viên trong gia đình, quan hệ cấp dưỡng cho con sau li hôn,… vân vân. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Tóm tắt Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Số hiệu:52/2014/QH13Loại văn bảnLuật
Ngày ban hành:19/06/2014Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Nơi ban hành:Quốc hộiNgày hiệu lực:01/01/2015
Ngày công báo:16/07/2014Số công báo:Từ số 681 đến số 682
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

– Áp dụng tập quán tốt đẹp về hôn nhân và gia đình: chỉ được áp dụng tập quán trong trường hợp pháp luật không có quy định và các bên không có thỏa thuận nhưng không được trái với các nguyên tắc, vi phạm các điều cấm tại Luật này.
– Tiếp tục không thừa nhận hôn nhân đồng tính.
– Quy định cụ thể cách giải quyết về con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng các bên khi nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Không tính thời gian chung sống như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn vào thời kỳ hôn nhân. – Quy định về con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân cũng được luật hóa. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.
Nếu cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Toà án xác định.

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương II: KẾT HÔN

Chương III: QUAN HỆ GIỮA VỢ VÀ CHỒNG

Chương IV: CHẤM DỨT HÔN NHÂN

Chương V: QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON

Chương VI: QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA GIA ĐÌNH

Chương VII: CẤP DƯỠNG

Chương VIII: QUAN HỆ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

Chương IX: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điểm mới luật hôn nhân gia đình 2014

Luật hôn nhân gia đình 2014 đã chính thức được thông qua và sẽ có hiệu lực kể từ 01/01/2015. Về cơ bản Luật này có ba điểm mới quan trọng:

  • Thứ nhất, nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi (thay vì đủ 17 tuổi trở lên như trước). Như vậy tuổi kết hôn sẽ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam.
  • Thứ hai, cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ chỉ được áp dụng khi có đầy đủ các điều kiện về cả người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ. Đặc biệt là người mang thai hộ phải là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.
  • Thứ ba, quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. Việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn.

Đặc điểm của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có những đặc điểm cơ bản sau:

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường chỉ phát sinh giữa các thành viên gia đình với nhau và tồn tại trong một phạm vi hẹp là gia đình. Vì vậy, các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường là thành viên của một gia đình.

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mang tồn tại lâu dài và bền vững, không thể xác định được thời hạn trước. Trong một số trường hợp, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình tồn tại ngay cả khi hôn nhân hoặc gia đình không còn tồn tại.

– Các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống. Trong phần lớn các trường hợp, yếu tố tình cảm hoặc huyết thống quyết định việc phát sinh, thay đổi hay chẩm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

– Nội dung chính của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là các quyền và nghĩa vụ nhân thân. Các quyền và nghĩa vụ tài sản luôn gắn liền với các quyền và nghĩa vụ nhân thân của các chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác.

– Quan hệ tài sản trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù và ngang giá. Nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau không thể tính cân bằng.

Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình

Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là các cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình có năng lực pháp luật và năng lực hành vi.

– Năng lực pháp luật hôn nhân và gia đình

Năng lực pháp luật về hôn nhân và gia đình là khả năng của các cá nhân được hưởng các quyền và nghĩa vụ của quan hệ hôn nhân và gia đình, các quyền và nghĩa vụ này được nhà nước và pháp luật thừa nhận. Các quyền và nghĩa vụ đó là: quyền được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; quyền xác định cha, mẹ, con; quyền kết hôn; quyền nhận con nuôi;…

Vì vậy, trong số các quyền và nghĩa vụ của hôn nhân và gia đình, có những quyền và nghĩa vụ chỉ phát sinh khi chủ thể tự mình thực hiện hành vi của mình. Ví dụ: quyền kết hôn, quyền nhận con nuôi…

Ngoài ra, một số quyền của chủ thể này được hiện thực hóa do việc thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể kia. Ví dụ: quyền được cha mẹ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền được nhận làm con nuôi…

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

– Năng lực hành vi hôn nhân và gia đình

Năng lực hành vi trong hôn nhân và gia đình là khả năng chủ thể thực hiện các quyền, nghĩa vụ về tâm hồn và gia đình bằng chính hành vi của mình theo quy định của pháp luật. Năng lực hành vi của chủ thể phụ thuộc phần lớn vào lứa tuổi và khả năng nhận thức của chủ thể.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tuổi hợp pháp của công dân có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Ví dụ, một người từ chín tuổi trở lên được nhận làm con nuôi thì phải được sự đồng ý của người đó. Hoặc đàn ông trên hai mươi có thể kết hôn …

Người chưa đến tuổi có năng lực hành vi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì một số quyền mà pháp luật quy định phải do chính chủ thể thực hiện sẽ không trở thành hiện thực như quyền kết hôn, quyền nhận con nuôi, quyền yêu cầu ly hôn..

Xem và tải xuống

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… vui lòng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện. Hoặc khách hàng có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hôn nhân là gì?

Xét về lý luận, bản chất của hôn nhân là sự gắn kết giữa hai cá thể nam và nữ về mặt tình cảm và đời sống. Tuy nhiên khi xét về mặt pháp lý, đó là một mối quan hệ tình cảm giữa người nam và người nữ, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
Điều kiện để được kết hôn được nêu tại Điều 8 của Luật này, cụ thể như sau:
– Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Giữa hai bên nam nữ phải có sự tự nguyện về việc kết hôn;
– Hai bên không có chủ thể nào bị mất năng lực hành vi dân sự
– Những trường hợp không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Với trường hợp hôn nhân giữa những người cùng giới tính, trường hợp này sẽ không được Nhà nước thừa nhận.
Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình gồm ba yếu tố: chủ thể; quyền và nghĩa vụ hôn nhân và gia đình; khách thể ( Chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; Khách thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình).

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là gì?

Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình được nêu tại Điều 2 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
2. Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
3. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ; cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà; các thành viên trong gia đình có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.
5. Kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam về hôn nhân và gia đình.”

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm