Nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng

bởi Thanh Tri
Nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng

Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ một năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp cho người sở hữu đối với phần nợ của doanh nghiệp phát hành. Tổ chức tín dụng khi mua bán trái phiếu doanh nghiệp phải phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp. Vậy tổ chức tín dụng cần phải tuân theo những nguyên tắc nào khi mua bán trái phiếu doanh nghiệp?

Tại bài viết sau đây, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “ Nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng ”. Mong rằng bài viết sẻ mang đến bạn đọc nhiều điều bổ ích .

Căn cứ pháp lý

Khái niệm trái phiếu

  • Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp hoặc chính phủ với người nắm giữ. Trong số các loại chứng khoán, trái phiếu là loại xác nhận nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành (doanh nghiệp hoặc chính phủ) với người nắm giữ trái phiếu (người cho vay) với một khoản tiền trong một thời gian xác định.
  • Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi công ty bị giải thể hoặc phá sản, người nắm giữ trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước cổ đông nắm giữ cổ phiếu. Khác với người nắm giữ cổ phiếu, trái chủ (người nắm giữ trái phiếu) không có quyền tham gia vào hoạt động của công ty.
  • Có nhiều loại trái phiếu khác nhau, được phân loại tuỳ theo đơn vị phát hành (trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ), lợi tức (lãi suất cố định, lãi suất thả nổi, lãi suất bằng 0), mức độ đảm bảo thanh toán, hình thức và tính chất trái phiếu…
  • Điều 10, Nghị định số 163 đã quy định cụ thể về điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ cụ thể như sau:
    • 1. Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền:
      • a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
      • b) Có thời gian hoạt động tối thiểu từ 01 năm kể từ ngày được cấp lần đầu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia (trong trường hợp chia doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách (trong trường hợp tách doanh nghiệp), thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất (trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp), thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập (trong trường hợp sáp nhập công ty), thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi (trong trường hợp chuyển đổi công ty);
      • c) Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định này;
      • d) Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 8 Điều 6 Nghị định này;
      • đ) Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;
      • e) Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
      • g) Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
    • Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền:
      • a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần;
      • b) Đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1 Điều này;
      • c) Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua của chứng quyền;
      • d) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng;
      • đ) Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm kể từ ngày hoàn thành đợt phát hành, trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
    • Doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng ngoài việc đáp ứng điều kiện phát hành theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn phải đáp ứng điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng theo quy định tại Điều 10a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.
Nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng
Nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng

Đặc điểm của trái phiếu

Chủ thể phát hành trái phiếu không chỉ có Công ty, mà còn có Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương.
Bất cứ doanh nghiệp hoặc cá nhân nào cũng có thể mua trái phiếu, kể cả chính phủ. Những loại trái phiếu có ghi tên của trái chỉ được gọi là trái phiếu ghi danh, còn ngược lại thì được gọi là trái phiếu vô danh.
Người mua trái phiếu chỉ là người cho chủ thể phát hành vay tiền và là chủ nợ của chủ thể phát hành trái phiếu. Khác với người mua cổ phiếu là người Chủ sở hữu Công ty.
Thu nhập của trái phiếu là tiền lãi, là khoản thu cố định thường kỳ và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh sản xuất của công ty phát hành.
Trái phiếu là chứng khoán nợ, vì vậy khi Công ty bị giải thể hoặc phá sản thì trước hết Công ty phải có nghĩa vụ thanh toán cho các Chủ trái phiếu trước, sau đó mới chia cho các Cổ đông.
Với những đặc điểm trên, trên phương diện nhà đầu tư thì trái phiếu có tính ổn định và chứa đựng ít rủi ro hơn cổ phiếu. Vì vậy, trái phiếu là loại chứng khoán được các nhà đầu tư ưa chuộng.

Nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng

  • Tổ chức tín dụng được mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với nội dung mua, bán trái phiếu doanh nghiệp ghi trong Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
  • Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Thông tư 16/2021/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Tổ chức tín dụng mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phải ban hành quy định nội bộ về mua, bán trái phiếu doanh nghiệp phù hợp với quy định tại Thông tư 16/2021/TT-NHNN và các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Tổ chức tín dụng mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền phải tuân thủ các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung), hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về góp vốn, mua cổ phần và các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi tổ chức tín dụng đó có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo kỳ phân loại gần nhất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với tổ chức tín dụng trước thời điểm mua trái phiếu doanh nghiệp.
  • Tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp khi:
    • Trái phiếu doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Điều 5 Thông tư 16/2021/TT-NHNN;
      • Mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp hợp pháp và phù hợp với phương án phát hành trái phiếu và/hoặc phương án sử dụng vốn, số tiền thu được từ đợt chào bán, đợt phát hành được phê duyệt theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là phương án);
      • Doanh nghiệp phát hành cam kết mua lại trái phiếu trước hạn khi: Doanh nghiệp phát hành thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu trong thời gian tổ chức tín dụng nắm giữ trái phiếu; doanh nghiệp phát hành vi phạm quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp; doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án;
      • Phương án khả thi và doanh nghiệp phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để đảm bảo thanh toán đủ gốc và lãi trái phiếu đúng hạn;
      • Doanh nghiệp phát hành không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.
  • Ngoài việc đáp ứng các quy định đã nêu, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp mà doanh nghiệp phát hành đã thay đổi mục đích sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật trước thời điểm tổ chức tín dụng mua trái phiếu khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất.
  • Tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
    • Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp phát hành;
    • Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác;
    • Trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong đó có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động.
  • Tổ chức tín dụng không được bán trái phiếu doanh nghiệp cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp tổ chức tín dụng là bên nhận chuyển giao bắt buộc bán trái phiếu doanh nghiệp cho ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc.
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền.
  • Trong vòng 12 tháng sau khi bán trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết), tổ chức tín dụng không được mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán. Sau 12 tháng kể từ khi bán trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, tổ chức tín dụng chỉ được mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán và/hoặc trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết được phát hành cùng lô/cùng đợt phát hành với trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết mà tổ chức tín dụng đã bán khi:
    • Đáp ứng các quy định khác đã nêu;
    • Bên mua trái phiếu doanh nghiệp này từ tổ chức tín dụng thanh toán toàn bộ số tiền mua trái phiếu doanh nghiệp tại thời điểm tổ chức tín dụng ký kết hợp đồng bán trái phiếu doanh nghiệp cho bên mua trái phiếu;
    • Doanh nghiệp phát hành trái phiếu được xếp hạng ở mức cao nhất theo quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất trước khi tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp.
  • Việc mua, bán trái phiếu doanh nghiệp giữa ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc và bên nhận chuyển giao bắt buộc, việc bán có kỳ hạn trái phiếu doanh nghiệp không áp dụng quy định tại gạch đầu dòng trên.
  • Đồng tiền trong giao dịch mua, bán trái phiếu doanh nghiệp là đồng Việt Nam.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Nguyên tắc mua bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụngLuật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục đăng ký logo, giải thể doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, đổi tên mẹ trong giấy khai sinh, … Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Khi nào giá trái phiếu tăng và cổ phiếu giảm?

Khi nền kinh tế suy yếu, các công ty công bố lợi nhuận thấp và các nhà đầu tư bán cổ phiếu để đưa tiền vào các khoản đầu tư thận trọng như trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. Điều này làm cho giá trái phiếu tăng và giá cổ phiếu giảm. Khi giá trái phiếu tăng, lợi tức giảm. Điều này giúp lãi suất cho vay giảm, các doanh nghiệp dễ dàng vay tiền để mở rộng hoạt động, từ đó thúc đẩy phục hồi nền kinh tế yếu kém.

Khi giao dịch trái phiếu, nhà đầu tư phải chịu các loại phí và thuế gì?

Khi mua bán trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư phải chịu các loại phí như phí giao dịch (thường 0,1-0,2% giá trị giao dịch), phí chuyển nhượng áp dụng với trái phiếu doanh nghiệp Over The Counter (giao dịch thủ công tại quầy không chính thức), phí môi giới, phí lưu ký trái phiếu (khoảng 0,2 VNĐ/trái phiếu/tháng). Ngoài các loại phí trên, nhà đầu tư còn phải chịu thuế khi bán trái phiếu (0.1% dựa trên giá bán) và thuế thu nhập cá nhân khi nhận lãi đáo hạn trái phiếu (5% trên mức lãi thực nhận).

Tại sao Tổ chức phát hành không đi vay ngân hàng mà lựa chọn phát hành trái phiếu?

Khác với khoản vay, trái phiếu là một loại chứng khoán có thể chuyển nhượng được. Vì vậy, khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có khả năng huy động vốn rộng hơn từ các nhà đầu tư phi ngân hàng như cá nhân, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, doanh nghiệp… Do vậy, việc phát hành trái phiếu nếu được thực hiện một cách đúng đắn sẽ giúp giảm áp lực tín dụng lên các ngân hàng thương mại, đồng thời tạo thêm sản phẩm đầu tư cho thị trường tài chính. Trái phiếu phù hợp với việc thực hiện các dự án đầu tư cho doanh nghiệp được nhận tiền một lần thay vì nhiều lần như tín dụng. Ngoài ra, phát hành trái phiếu giúp tăng độ nhận diện của doanh nghiệp trên thị trường tài chính.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm