Tiền lệ pháp và án lệ có giống nhau không?

bởi Hữu Duy
Tiền lệ pháp và án lệ có giống nhau không?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước, Tuy nhiên, có nhiều hình thức thể hiện pháp luật khác nhau, ví dụ như tiền lệ pháp, tập quán pháp, án lệ,… Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Tiền lệ pháp và án lệ có giống nhau không?” qua bài viết sau đây nhé!

Tiền lệ pháp và án lệ

Hình thức pháp luật còn được hiểu là những dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế, là nguồn trực tiếp của luật. Hình thức pháp luật là những cách thức mà giai cấp thống trị đã sử dụng để thể hiện ý chí của giai cấp mình thành những thể chế bắt buộc trong xã hội.

Pháp luật được thể hiện ra bên ngoài bởi các hình thức chủ yếu sau đây: (i) Văn bản quy phạm pháp luật. (ii) Tiền lệ pháp. (iii) Tập quán pháp.

Tiền lệ pháp là gì?

Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử.

Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, bởi xuất phát điểm của tiền lệ pháp là hình thành từ con đường thông qua quá trình xét xử; phù hợp với chức năng của cơ quan tư pháp và nếu như các cơ quan hành chính cũng ban hành tiền lệ thì không phù hợp với thẩm quyền và chức năng là cơ quan quản lý – không phải là cơ quan xét xử, tạo nên một sự chồng chéo trong việc hình thành và áp dụng tiền lệ giữa hai cơ quan hành pháp và tư pháp. Cho nên, tiền lệ pháp chỉ có thể được hình thành từ hoạt động xét xử của cơ quan tư pháp, hình thành từ cơ quan tư pháp chứ không phải từ cơ quan lập pháp hay hành pháp. Tiền lệ pháp hình thành từ các cơ quan tư pháp được gọi là án lệ.

Án lệ là gì?

Theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã nêu rõ án lệ là những phán quyết, lập luận trong quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể và được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn, được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bố là án lệ để làm cơ sở cho các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong thực tiễn xét xử.

Như vậy, về bản chất, án lệ là những phán quyết của Tòa án mà chứa đựng những nguyên tắc pháp lý cơ bản nhằm điều chỉnh những thiếu sót, mâu thuẫn của hệ thống pháp luật hoặc các quan hệ xã hội mới phát sinh gần đây mà pháp luật chưa thể điều chỉnh được. Cho nên, có thể hiểu cơ sở hình thành nên án lệ chính là những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật hoặc chưa có dẫn chiếu quy phạm rõ ràng. Trường hợp này, Tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý để có thể đưa ra một phán quyết mang tính đột phá. Đồng thời, bản án này sẽ được Tòa án nhân dân tối cao công bố là một án lệ để có thể áp dụng chung cho các trường hợp tương tự.

Tuy nhiên, án lệ ở Việt Nam hiện nay chỉ được coi như một nguồn để hỗ trợ các văn bản pháp luật do mà án lệ không được coi là văn bản pháp luật, Bởi vì án lệ không đáp ứng được các điều kiện của một văn bản pháp luật như: trình tự thủ tục ban hành, hình thức ban hành, chủ thể ban hành được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Khác với các nước của hệ thống thông luật như Mỹ, Anh,…, hệ thống pháp luật của Việt Nam mang tính chất đặc thù của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Vì vậy mà ở Việt Nam rất coi trọng pháp luật thành văn. Cho nên khi có đề xuất sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử đã gặp rất nhiều tranh cãi. Tuy nhiên,  án lệ đã chính thức được áp dụng tại Việt Nam bởi những giá trị pháp lý mà án lệ mang lại như nâng cao vai trò xét xử của Tòa án, góp phần hoàn thiện pháp luật, đảm bảo sự công bằng, đảm bảo tính cập nhật, hiệu quả của hệ thống pháp luật, giảm thiểu được oan sai trong hoạt động xét xử. Tính đến nay, số án lệ được công bố là 43 án lệ về các lĩnh vực dân sự hợp đồng, thừa kế, quyền sử dụng đất), kinh doanh-thương mại, hôn nhân gia đình, lao động và hình sự). Mặc dù số lượng án lệ được công bố chưa nhiều nhưng đã thể hiện được sự phát triển đột phá của hệ thống pháp luật Việt Nam.

Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa là giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để áp dụng xét xử những vụ án tương tự sau này. Do đó, sẽ tạo được sự bình đẳng trong việc xét xử các vụ án có tính chất giống nhau. Đồng thời, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của Thẩm phán, Cơ quan tiến hành tố tụng, Người tham gia tố tụng và tạo ra sự công bằng trong xã hội. 

Án lệ được coi là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán có thể tuân theo vì được chọn lọc, đúc kết kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu với vụ án để đưa ra phán quyết, tránh việc mỗi người đánh giá, nhìn nhận vấn đề một kiểu. Hơn nữa, việc áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại, giao dịch dân sự biết phòng tránh rủi ro.

Tiền lệ pháp và án lệ có giống nhau không?

Án lệ được hiểu là: đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các Tòa án về một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Nói nôm na, xử theo án lệ là việc Tòa án cấp dưới vận dụn các phán quyết có từ trước của Tòa án cấp trên để đưa ra một phán quyết tương tự trong một vụ việc tương tự.

Cơ sở để hình thành nên án lệ chính là những khuyết điểm của hệ thống pháp luật. Khi có những khuyết điểm của hệ thống luật, Tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý để đưa ra những phán quyết có tính đột phá và bản án này sẽ được Tòa tối cao công bố là án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp tương tự dó khiếm khuyết quy phạm hoặc chưa có dẫn chiếu quy phạm rõ ràng.

Tiền lệ pháp và án lệ có giống nhau không?
Tiền lệ pháp và án lệ có giống nhau không?

Tiền lệ pháp được hiểu là việc làm luật của Tòa án trong việc công nhận và áp dụng và áp dụng nguyên tắc mới trong quá trình xét xử dựa trên những cơ sở vụ việc đã được quyết định trước đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự.

Với cách tiếp cận ở góc độ rộng nhất, có thể thấy thuật ngữ án lệ hàm chứa những nội dung cơ bản của thuật ngữ tiền lệ pháp và giữa chúng có sự khác nhau về mặt thuật ngữ nhưng lại cùng chỉ một khái niệm. Về bản chất, án lệ cũng chính là tiền lệ pháp, do cả hai đều xuất phát từ tòa án và hình thành từ quá trình xét xử. Mặt khác, tiền lệ pháp  là thuật ngữ dùng để chỉ về một hình thành pháp luật, còn án lệ dùng để chỉ về nguồn của pháp luật, mà nguồn của pháp luật cũng chính là hình thức của pháp luật. Nói cách khác, tiền lệ pháp là ,một hình thức pháp luật hay quá trình làm luật của Tòa án, còn án lệ là những bản án, quyết định mà Tòa án làm căn cứ  để áp dụng sau này cho những vụ việc có tình tiết tương tự. Dù không phải là hai từ đồng nghĩa nhưng thông thường, người ta gọi các bản án sau có giá trị áp dụng tương tự và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn lọc công bố và cho xuất bản phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và tham khảo gọi là những án lệ.

Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, tiền lệ pháp và án lệ là hai quản điểm độc lập với nhau. Tiến lệ pháp là một hình thức pháp luật hay quá trình làm luật của Tòa án; Án lệ là những bản án, quyết định mà Tòa án làm căn cứ để áp dụng cho những vụ việc có tình tiết tương tự sau này. Đây không phải hai từ đồng nghĩa và dẫn chiếu đến nhau. Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, án lệ còn được hiểu theo nghĩa là tiền lệ án hay thực tiễn Tòa án. Mà theo đó các bản án hoặc quyết định của Tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của Thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý mang tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và trong tương lai mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng. 

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Tiền lệ pháp và án lệ có giống nhau không?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập;… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Án lệ có phải là văn bản pháp luật không?

Án lệ ở Việt Nam hiện nay chỉ được coi như một nguồn để hỗ trợ các văn bản pháp luật do mà án lệ không được coi là văn bản pháp luật, Bởi vì án lệ không đáp ứng được các điều kiện của một văn bản pháp luật như: trình tự thủ tục ban hành, hình thức ban hành, chủ thể ban hành được quy định cụ thể tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nguyên tắc áp dụng án lệ là gì?

Bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau:
– Số, tên của án lệ, tình huống pháp lý, giải pháp pháp lý có trong án lệ và tình huống pháp lý của vụ việc mà đang được giải quyết phải được phân tích, viện dẫn trong phần “Nhận định của Tòa án”.
– Tùy từng trường hợp cụ thể mà có thể trích dẫn một phần hoặc toàn bộ nội dung của án lệ để làm rõ hơn quan điểm của Tòa án trong việc giải quyết, xét xử vụ việc tương tự.
Việc nghiên cứu và viện dẫn án lệ khi xét xử là yêu cầu đối với Hội thẩm và Thẩm phán. Trường hợp Hội thẩm, Thẩm phán không áp dụng án lệ khi xét xử những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự với án lệ thì phải có trách nhiệm lập luận, phân tích và nêu rõ lý do trong quyết định, bản án.

Tiền lệ pháp hình thành như thế nào?

Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp mà xuất hiện từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, hình thức này dễ tạo ra sự tùy tiện, không phù hợp với nguyên tắc pháp chế đòi hỏi phải tôn trọng nguyên tắc tối cao của luật và phải phân định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan trong bộ máy nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm