Cả năm làm việc, người lao động thường trông chờ khoản tiền thưởng Tết để chi tiêu cuối năm để chăm lo cho gia đình và cuộc sống đầy đủ hơn. Nhu cầu này cũng là nhu cầu thiết yếu đối với cả những người hưu trí. Với doanh nghiệp, thưởng Tết là để động viên, khích lệ và giữ chân người lao động, tạo ra lợi ích hài hòa, cân đối giữa doanh nghiệp và người lao động. Và khi người lao động đã dùng gần cả đời mình để gắn bó với công ty, doanh nghiệp thì khi họ về hưu vẫn có sự chăm lo. Vậy Tiền thưởng tết cho người hưu trí 2023 được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp có bắt buộc phải thưởng Tết không?
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019 quy định như sau:
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Theo đó, việc thưởng cho người lao động sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Và như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn thưởng hoặc không thưởng Tết cho người lao động.
Việc thưởng Tết không phải là nghĩa vụ bắt buộc của doanh nghiệp.
Việc có thưởng hay không và thưởng bao nhiêu, pháp luật hoàn toàn không can thiệp. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Người lao động chỉ chắc chắn được thưởng tết nếu như có thỏa thuận trong hợp đồng lao động, hoặc nếu như quy chế nội bộ doanh nghiệp có quy định… và phụ thuộc phần lớn vào doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp và năng suất, hiệu quả công việc của người lao động.
Doanh nghiệp cũng có quyền không thưởng tết cho người lao động nếu như kinh doanh không có lãi hoặc người lao động không hoàn thành công việc được giao.
Bảo hiểm hưu trí dành cho cho người lao động khi đã về hưu
Theo Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:
Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động. Bảo hiểm hưu trí bao gồm 02 loại:
- Bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân; và
- Bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động.
Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (bảo hiểm hưu trí nhóm), bên mua bảo hiểm là NSDLĐ, NLĐ sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.
Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi nghỉ hưu theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam, trường hợp pháp luật có quy định khác về độ tuổi nghỉ hưu thì thực hiện theo quy định tại văn bản pháp luật đó về độ tuổi nghỉ hưu. (khoản 1 Điều 1 Thông tư 130/2015/TT-BTC).
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu hiện nay như sau:
- Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
- Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm hưu trí là một loại bảo hiểm nhân thọ, bổ sung thu nhập và đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi đến độ tuổi nghỉ hưu.
Tiền thưởng tết cho người hưu trí 2023
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam vừa có Công văn số 3908/BHXH-TCKT đề nghị Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 1 và tháng 2/2023 trong cùng một đợt chi trả tháng 1/2023.
Theo đó, hơn 3 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH trên cả nước sẽ được hưởng 2 tháng tiền lương trước Tết Nguyên đán Quý Mão.
BHXH Việt Nam yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chi trả cho người hưởng; phối hợp giải quyết, xử lý dứt điểm phát sinh, phản ánh kịp thời vướng mắc. Đối với người hưởng là người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật, không có khả năng đến nhận trực tiếp, các cơ quan chức năng cần xây dựng kế hoạch chi trả sao cho thuận lợi nhất.
Việc chi trả liền 2 tháng lương hưu vào dịp Tết Nguyên đán cổ truyền đã được thực hiện trong những năm gần đây, với hình thức nhận tiền lương trực tiếp bằng tiền mặt và nhận tiền qua tài khoản cá nhân ATM.
Không thưởng Tết đúng quy định bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt tiền đối với hành vi không công khai quy chế thưởng, Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dưng quy chế thưởng được xác định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“Điều 17. Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, khi không công khai quy chế thưởng Tết hoặc Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dưng quy chế thưởng Tết đến người lao động thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
Tuy nhiên, theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên được áp dụng đối với người sử dụng lao động là cá nhân. Người sử dụng lao động là tổ chức khi vi phạm thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức phạt. Do đó, nếu tổ chức vi phạm quy chế thưởng cho người lao động thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tiền thưởng tết cho người hưu trí 2023” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tiền lương tháng 13 có phải là tiền thưởng Tết hay không?
- Đang trong thời gian thử việc người lao động có được thưởng tết không?
- Công ty không thưởng Tết cho nhân viên có vi phạm pháp luật không?
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay, theo Điều 7 Thông tư 115/2013/TT-BTC quy định về phí bảo hiểm hưu trí có thể đóng định kỳ hoặc một lần vào quỹ hưu trí tự nguyện tùy theo thỏa thuận của hợp đồng bảo hiểm hưu trí.
Ngoài ra, có thể đóng góp thêm phí bảo hiểm (phần góp thêm ngoài khoản phí bảo hiểm định kỳ hoặc một lần đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm) để đầu tư vào quỹ hưu trí tự nguyện.
Mức bình quân thưởng Tết
Cụ thể, bình quân mức thưởng Tết năm nay là 6,86 triệu đồng/người, trong khi mức bình quân của năm 2022 là 6,17 triệu đồng/người và năm 2021 là 6,69 triệu đồng/người.
Mức thưởng cao nhất, thấp nhất
Mức thưởng cao nhất được ghi nhận là hơn một tỷ đồng cho một người lao động và thuộc doanh nghiệp ở Đà Nẵng. Một doanh nghiệp gỗ ở Bình Dương cũng thưởng cho một lao động lên đến gần 900 triệu đồng… Đây là mức thưởng dành cho lao động xuất sắc, không phải dành cho tất cả người lao động trên địa bàn.
Mức thưởng Tết thấp nhất được ghi nhận là 50.000 đồng.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và KHÔNG bao gồm: các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca…
Như vậy, tiền thưởng Tết của người lao động làm việc tại doanh nghiệp KHÔNG làm căn cứ để tính đóng BHXH