Hiện nay việc ông nghiệp hoá- hiện đại hoá đang là xu thế chung. Những khu vực nông thôn cũng vì thế mà được xây dựng lại những công trình công cộng để đáp ứng được điều kiện di chuyển cũng như nâng cao bộ mặt của địa phương. Đặc biệt đường đi luôn là ưu tiên hàng đầu. Đường đi tại địa phương cũng có những tiêu chí riêng cần được đáp ứng. Vậy tiêu chuẩn đường nông thôn mới như thế nào? Mời bạn đón đọc bài viết “Tiêu chuẩn đường nông thôn mới như thế nào? ” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP
Đường nông thôn là gì?
Đường nông thôn hay còn gọi đầy đủ là Đường giao thông nông thôn (GTNT) là đường bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các thôn xóm, làng mạc, trang trại, ruộng đồng, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi…để phục vụ sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp và sự phát triển văn hoá- kinh tế- xã hội của các địa phương.
Hệ thống đường giao thông nông thôn được quy định phân thành 04 cấp kỹ thuật là A, B, C và D. Trong đó, cấp A, B và C được áp dụng đối với những đường có ô tô chạy qua. Còn cấp D áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.
Việc xây dựng đường nông thôn phải được xây dựng dựa trên những yêu cầu cơ bản được pháp luật quy định như sau:
– Phù hợp với dự án quy hoạch phát triển giao thông trong khu vực và địa phương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Phải đáp ứng được yêu cầu trước mắt nhưng cũng phải tính đến sự phát triển lâu dài, bền vững về nhiều mặt như văn hoá, kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương;
– Xét đến phương án phân kỳ để đầu tư để nâng cấp cải tạo tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ thì phải xem xét đến việc dự trữ đất để dùng cho công trình hoàn chỉnh say này;
– Phải kết hợp chặt chẽ giữa mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thuỷ lợi, thông tin hữu tuyến, đường dây tải điện,…
Tiêu chuẩn đường nông thôn mới như thế nào?
Chiều rộng đường nông thôn mới được pháp luật quy định tại Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT. Theo đó, đường giao thông nông thôn được xác định là được cấp B và đường cấp C. Mỗi cấp của đường giao thông được quy định tiêu chuẩn kĩ thuật như sau:
Thứ nhất, đối với đường cấp B:
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu là 3,5 (3,0) mét;
– Chiều rộng lề đường tối thiểu là 0,75 (0,5) mét;
– Chiều rộng của nền đường tối thiểu là 5,0 (4,0) mét.
Thứ hai, đối với đường cấp C:
– Chiều rộng mặt đường tối thiểu là 3,0 (2,0) mét;
– Chiều rộng nền đường tối thiểu là 4,0 (3,0) mét;
Lưu ý: các giá trị trong ngoặc được áp dụng đối với các địa hình đồng bằng đặc biệt khó khăn, địa hình miền núi hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng, chiều rộng nền đường mở thêm từ 2 ÷ 3 mét.
Như vậy, theo quy định về chiều rộng đường nông thôn mới theo Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT thì Bộ Giao thông vận tải chỉ đưa ra số đo chiều rộng tối thiểu mà không đưa ra con số cụ thể hoặc không đưa ra số đo tối đa của chiều rộng đường nông thôn cấp B và cấp C. Do đó, đối với từng vùng nông thôn, từng địa phương cụ thể , cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ quyết định chiều rộng cụ thể phù hợp với thực trạng của địa phương nhưng phải tuân thủ theo quyết định 4927/QĐ-BGTVT đã đề ra.
>> Xem ngay: Cấp sổ đỏ bằng bằng khoán điền thổ
Quy định về hành lang nông thôn mới
Hành lang nông thôn mới phải tuân thủ quy định về hành lang an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì hành lang an toàn đường bộ chính là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ được tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm tốt an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, đất của đường bộ được hiểu là phần đất trên công trình xây dựng đường bộ và phần đất dọc hai bên đường bộ để bảo vệ, quản lý và bảo trì công trình được bộ.
Đường nông thôn còn được hiểu là đường ngoài đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ khu vực này được quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi Điều 15 của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP. Theo quy định này, hành lang an toàn đường bộ đối với đường ngoài đô thị được căn cứ theo cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch. Phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên được quy định cụ thể như sau:
– Đối với đường cấp I và cấp II, hành lang an toàn đường bộ là 17 mét;
– Đối với đường cấp III, hành lang an toàn đường bộ là 13 mét;
– Đối với đường cấp IV, cấp V, hành lang an toàn đường bộ là 09 mét;
– Đối với đường có cấp thấp hơn cấp V, hành lang an toàn đường bộ là 04 mét.
Theo quy định của Nghị định số 100/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều luật của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP thì bề rộng hành lang an toàn giao thông nông thôn cấp A, cấp B và cấp C tương ứng với đường có cấp thấp hơn cấp V thì hành lang an toàn đường nông thôn là 04 mét. Đối với đường giao thông nông thôn cấp D thì không có hành lang an toàn đường bộ.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy ủy quyền đấu thầu 2024
- Mẫu giấy xác nhận giáp ranh đất 2024
- Mẫu giấy xác nhận công tác tại trường 2024
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tiêu chuẩn đường nông thôn mới như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khi xây dựng đường giao thông nông thôn mới đáp ứng các tiêu chí về kích thước cũng như xây dựng được hành lang an toàn giao thông đường nông thôn mới theo đúng quy định thì khi đi vào hoạt động cần được giám sát, theo dõi và bảo trì để đảm bảo duy trì quy định về đường giao thông nông thôn.
Việc bảo trì đường giao thông nông thôn được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của các Bộ, ban, ngành liên quan. Cụ thể một số điều luật và một số văn bản quy định như sau:
– Thông tư số 32/2014/TT-BGTVT do Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 08/8/2014 có xác định trách nhiệm quản lý, vận hành đường giao thông nông thôn do Nhà nước đầu tư, do các chủ đầu tư khác đầu tư hoặc do cộng đồng dân cư đóng góp. Trong đó, việc quản lý, vận hành được thực hiện theo quy trình sau: xây dựng nội dung; xác định trách nhiệm lập, phê duyệt các loại công trình đường giao thông phải lập quy trình… Bên cạnh đó, thông tư này cũng hướng dẫn về việc cắm, treo biển báo hiệu trên đường giao thông nông thôn, tuần tra và theo dõi tình hình giao thông nông thôn…;
– Thông tư số 37/2018/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 41/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2021 có quy định về:
+ Trách nhiệm, nội dung và thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình đường bộ (trong đó bao gồm đường giao thông nông thôn);
+ Thực hiện xử lý đối với công trình giao thông có dấu hiệu không đảm bảo an toàn, hết thời hạn sử dụng;
+ Thực hiện kế hoạch bảo trì, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa về công trình an toàn giao thông đường bộ ( trong đó có công trình đường giao thông nông thôn); quản lý chất lượng bảo trì; thực hiện bảo trì công trình đường bộ chưa có quy định;
+ Hướng dẫn về việc xác định chi phí quản lý vận hành và bảo trì công trình, bao gồm chi phí bảo dưỡng thường xuyên và các chi phí khác có liên quan;
– Thông tư số 48/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 17/12/2019 quy định về các tiêu chí giám sát nghiệm thu kết quả bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ( được áp dụng cả đối với đường giao thông nông thôn) theo chất lượng. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc giám sát nghiệm thu kết quả bảo trì theo chất lượng thực hiện có trách nhiệm thực hiện công việc này theo đúng quy định của pháp luật;
– Thông tư số 44/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 31/12/2021 có quy định về mức bảo trì công trình đường bộ ( trong đó bao gồm cả công trình đường giao thông nông thôn).
Đường nông thôn hay còn gọi đầy đủ là Đường giao thông nông thôn (GTNT) là đường bao gồm các tuyến nối tiếp từ hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ đến tận các thôn xóm, làng mạc, trang trại, ruộng đồng, các cơ sở sản xuất, chăn nuôi…để phục vụ sản xuất Nông- Lâm- Ngư nghiệp và sự phát triển văn hoá- kinh tế- xã hội của các địa phương.
Hệ thống đường giao thông nông thôn được quy định phân thành 04 cấp kỹ thuật là A, B, C và D. Trong đó, cấp A, B và C được áp dụng đối với những đường có ô tô chạy qua. Còn cấp D áp dụng đối với đường không có ô tô chạy qua.
Việc xây dựng đường nông thôn phải được xây dựng dựa trên những yêu cầu cơ bản được pháp luật quy định như sau:
– Phù hợp với dự án quy hoạch phát triển giao thông trong khu vực và địa phương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
– Phải đáp ứng được yêu cầu trước mắt nhưng cũng phải tính đến sự phát triển lâu dài, bền vững về nhiều mặt như văn hoá, kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương;
– Xét đến phương án phân kỳ để đầu tư để nâng cấp cải tạo tối đa các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ thì phải xem xét đến việc dự trữ đất để dùng cho công trình hoàn chỉnh say này;
– Phải kết hợp chặt chẽ giữa mạng lưới giao thông với quy hoạch tưới tiêu của thuỷ lợi, thông tin hữu tuyến, đường dây tải điện,…