Tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào?

bởi ThuHa
Tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào?

“Xin chào luật sư. Theo quy định hiện nay, tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng? Quyền tự do tín ngưỡng được quy định ra sao? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tín ngưỡng là gì? 

Khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 đã giải thích cụ thể tín ngưỡng là gì? Theo đó, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

Tín ngưỡng ở Việt Nam mang các đặc trưng sau đây:

– Tín ngưỡng phản ánh đời sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của con người và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

– Mỗi tín ngưỡng mang những nét văn hóa riêng biệt nhưng đều hướng đến Chân – Thiện – Mỹ, góp phần tạo nên nét đẹp cho nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc.

 – Vấn đề tín ngưỡng là vấn đề rất nhạy cảm, thường bị các thế lực thù địch tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng để gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào?
Tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào?

Theo Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, cụ thể:

  • Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
  • Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng

Không chỉ đưa ra định nghĩa về tín ngưỡng là gì, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 còn liệt kê cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tại Điều 5 của Luật này như sau:

– Phân biệt đối xử, kỳ thị người khác vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

– Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào đó.

– Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

– Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo nhằm mục đích:

  • Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường.
  • Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác.
  • Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
  • Chia rẽ dân tộc; tôn giáo; những người theo và không theo tín ngưỡng, tôn giáo; những người theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

– Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để trục lợi.

Phân loại tín ngưỡng tại Việt Nam

Tín ngưỡng phồn thực

Tín ngưỡng phồn thực hình thành từ xa xưa trong lịch sử, trên cơ sở tư duy trực quan, cảm tính của cư dân nông nghiệp trước sự sinh sôi để duy trì sự sống của con người, sự sống của cây trồng, vật nuôi. Họ nhìn thấy ở thực tiễn đó một sức mạnh siêu nhiên và sùng bái các hiện vật, các hiện thực đó như thần thánh. Như vậy, bản chất của tín ngưỡng phồn thực là tín ngưỡng cầu sự sinh sôi nảy nở và sự no đủ.

Tín ngưỡng phồn thực đã từng tồn tại suốt chiều dài của lịch sử, dưới hai dạng biểu hiện là thờ cơ quan sinh dục nam, nữ được coi là thờ sinh thực khí (sinh là đẻ, thực là nảy nở, khí là công cụ). Đây là hình thái đơn giản của tín ngưỡng phồn thực, nó rất phổ biến ở các nền văn hóa nông nghiệp trên thế giới.

Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên

Sùng bái tự nhiên là giai đoạn tất yếu trong quá trình phát triển của con người. Với người Việt có gốc sống bằng nghề trồng lúa nước thì sự gắn bó với tự nhiên lại càng dài lâu và bền chặt, việc đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của tự nhiên đã dẫn đến hậu quả trong lĩnh vực nhận thức là lối tư duy tổng hợp và trong lĩnh vực tín ngưỡng đó là tín ngưỡng đa thần. Chất âm tính của văn hóa nông nghiệp dẫn đến hậu quả trong quan hệ xã hội là lối sống thiên về tình cảm trọng nữ, và trong tín ngưỡng là tình trạng nữ thần chiếm ưu thế. Vì vậy tục thờ Mẫu đã trở thành một tín ngưỡng Việt Nam điển hình.

  • Thờ Tam phủ, Tứ phủ
  • Thờ tứ pháp
  • Thờ động vật thực vật

Tín ngưỡng sùng bái con người

  • Hồn và vía
  • Tổ tiên
  • Thành Hoàng làng
  • Vua tổ
  • Tứ bất tử

Tín ngưỡng sùng bái thần linh

  • Thổ công
  • Thần tài

Quyền tự do tín ngưỡng được quy định như thế nào?

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được nhà nước quy định tại Điều 24 Hiến pháp 2013, cụ thể như sau:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
  • Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
  • Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Cụ thể, quyền tự do này đã được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

  • Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
  • Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
  • Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
  • Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tín ngưỡng là gì? Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký làm lại giấy khai sinh; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Điểm khác biệt giữa tôn giáo và tín ngưỡng là gì?

Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tôn giáo ở chỗ, tín ngưỡng mang tính dân tộc, dân gian nhiều hơn tôn giáo, tín ngưỡng có tổ chức không chặt chẽ như tôn giáo. Khi nói đến tín ngưỡng người ta thường nói đến tín ngưỡng của một dân tộc hay một số dân tộc có một số đặc điểm chung còn tôn giáo thì thường là không mang tính dân gian. 

Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cần có nghĩa vụ gì?

Theo Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nghĩa vụ thực hiện như sau:
Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo quy định ra sao?

Về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tín, tôn giáo của Nhà nước, theo Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định như sau:
– Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
– Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
– Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm