Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ hiện nay

bởi Nguyen Duy

Chào Luật sư X, nghe về cứu nạn cứu hộ và đội phòng cháy chửa cháy đã lâu. Tuy nhiên, công tác cứu nạn cứu hộ thì có tính chất, đặc điểm như thế nào thì tôi chưa rõ lắm? Xin được tư vấn.

Chào bạn, hiện nay số lượng các vụ tai nạn cháy nổ, tai nạn lao động ngày càng tăng và gây ra thiệt hại nghiêm trong về cả vật chất lẫn tin thần cho người dân. Cũng chính vì thế, công tác cứu nạn cứu hộ là vô cùng cần thiết. Vậy cứu nạn cứu hộ là gì? Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ hiện nay ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 83/2017/ NĐ – CP

Cứu nạn cứu hộ là gì?

  • Cứu nạn là hoạt động cứu người bị nạn khỏi nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của họ do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận người bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố đe dọa tính mạng, sức khỏe người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ; tư vấn biện pháp y tế ban đầu, sơ cứu; đưa người bị nạn khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa người bị nạn đến vị trí an toàn.
  • Cứu hộ là hoạt động cứu phương tiện, tài sản khỏi nguy hiểm do sự cố, tai nạn, bao gồm: Phát hiện, định vị, mở lối tiếp cận phương tiện, tài sản bị nạn, bố trí phương tiện, dụng cụ, lực lượng cứu nạn, cứu hộ; xác định, ngăn chặn, loại bỏ các yếu tố nguy hiểm đe dọa an toàn phương tiện, tài sản và sức khỏe, tính mạng lực lượng cứu nạn, cứu hộ; đưa phương tiện, tài sản khỏi vị trí nguy hiểm và các biện pháp khác đưa phương tiện, tài sản đến vị trí an toàn.
  • Sự cố, tai nạn là sự việc do thiên nhiên, con người, động vật gây ra, xâm phạm hoặc đe dọa tính mạng, sức khỏe con người, làm hủy hoại, hư hỏng hoặc đe dọa an toàn phương tiện, tài sản.
  • Phòng ngừa sự cố, tai nạn là các hoạt động nhằm loại trừ nguyên nhân, điều kiện gây ra sự cố, tai nạn, bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỹ năng phòng tránh, thoát nạn; thẩm định, thẩm duyệt, kiểm định về các điều kiện bảo đảm an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, tài sản đối với nhà, công trình, phương tiện, thiết bị; theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo đảm điều kiện an toàn, phòng, chống sự cố, tai nạn; xây dựng phương án, kế hoạch và tổ chức thực tập, diễn tập phương án cứu nạn, cứu hộ; tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về cứu nạn, cứu hộ.

Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ

Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ hiện nay
Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ hiện nay

Với tính chất công tác đặc thù, CBCS Đội Cảnh sát Chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ thường xuyên phải đối mặt với nhiều vụ việc, tình huống, địa hình khác nhau như: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, đuối nước, cứu người trong hỏa hoạn… Nhưng dù ở môi trường nào thì họ vẫn luôn phải chạy đua với thời gian để bằng mọi cách tìm kiếm, giành lại sự sống cho những người gặp nạn hoặc tích cực tìm kiếm thi thể nạn nhân một cách nhanh chóng, an toàn nhất để người thân bớt đau lòng.

Nguyên tắc hoạt động cứu nạn cứu hộ

1. Ưu tiên cứu người bị nạn; thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, phương tiện, tài sản của người bị nạn và lực lượng cứu nạn, cứu hộ.
2. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả và thống nhất trong chỉ huy, điều hành hoạt động cứu nạn, cứu hộ.
3. Lấy lực lượng, phương tiện tại chỗ là chủ yếu, lực lượng chuyên trách làm nòng cốt, huy động tổng hợp các lực lượng và nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ.

Phạm vi hoạt động cứu nạn cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy

1. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ đối với các sự cố, tai nạn dưới đây:

– Sự cố, tai nạn cháy;
– Sự cố, tai nạn nổ;
– Sự cố, tai nạn sập, đổ nhà, công trình, thiết bị, máy móc, cây cối;
– Sự cố, tai nạn sạt lở đất, đá;
– Sự cố, tai nạn có người bị mắc kẹt trong nhà; công trình; trên cao; dưới sâu; trong thiết bị; trong hang, hầm; công trình ngầm;
– Sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa khi có yêu cầu;
– Tai nạn đuối nước tại sông, suối, thác nước, hồ, ao, giếng nước, hố sâu có nước, bãi tắm;
– Sự cố, tai nạn tại khu du lịch, khu vui chơi giải trí;
– Sự cố, tai nạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Các sự cố, tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này là sự cố, tai nạn chưa đến mức quy định tại điểm d khoản 3 Điều 6 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt thực hiện theo quy định tại Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải; cứu nạn cứu hộ trên đường thủy nội địa, bến thủy nội địa, vùng nước cảng, cảng biển thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Tầm quan trọng của công tác cứu nạn, cứu hộ trong lực lượng Cảnh Sát phòng cháy chữa cháy và đối với nhân dân

Cứu hộ, cứu nạn là một công tác quan trọng trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia lập hẳn một cơ quan chuyên trách cùng lực lượng chuyên nghiệp trực thuộc công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Ngày nay, trước diễn biến phức tạp, khó lường do biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão, lũ lụt, hỏa hạn do khô hạn… cùng các công trình, tòa nhà, phương tiện ngày càng được phát triển, khi xảy ra sự cố có thể dẫn tới những thảm họa nghiêm trọng. Trong các vụ cháy nổ, ngoài việc nhanh chóng dập tắt đám cháy, thì công tác cứu nạn, cứu hộ đặc biệt quan trọng để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Vào các cơ sở, cứu người cũng như cứu hỏa, vì thế một lực lượng chuyên nghiệp, chuyên trách cùng phương tiện chuyên dụng chắc chắn sẽ ứng phó và tiến hành nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ khẩn trương, hiệu quả hơn so với việc huy động các lực lượng liên ngành.Vậy nên đầu tư để một lực lượng cứu nạn, cứu hộ trở thành cơ quan chuyên trách với đầy đủ lực lượng và trang thiết bị để phục vụ cho công tác cứu nạn, cứu hộ là một yêu cầu quan trọng đang được quan tâm.

Mặt khác, để tăng cường khả năng ứng phó, thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ, lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ  đẩy mạnh tập luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu. Mỗi cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ đều phải có sự rèn luyện sức khỏe thể chất, thuần thục các kỹ năng và phải có tinh thần đồng đội cao, sự phối hợp nhịp nhàng để xử lý tình huống đạt hiệu quả cao nhất trong công tác cứu nạn, cứu hộ.

Ngoài ra, cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Triển khai sâu rộng và thực hiện có hiệu quả các quy định, kiến thức thật phong phú, đa dạng về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến người dân, các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, khu dân cư… Từ đó, giúp người dân nâng cao ý thức trách nhiệm, góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối về tính mạng, tài sản cho bản thân mình, để phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ hiện nay“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Hoặc qua các kênh sau:

FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Khi bị mắc kẹt ở các tòa nhà cao tầng thì cần những kỹ năng gì để có thể di chuyển đến nơi an toàn?

Tình huống người bị nạn mắc kẹt ở các vị trí trên cao ở các công trình và họ không thể tự di chuyển xuống nơi an toàn mà cần phải có sự hỗ trợ của lực lượng cứu nạn, cứu hộ như:
– Người bị mắc kẹt ở ban công, lô gia trên các tầng cao của tòa nhà, do tránh sự tác động của đám cháy tại các công trình 
– Trẻ nhỏ hiếu động, leo, trèo và mắc kẹt trên lô gia, ban công các công trình cao tầng mà không thể tự xuống an toàn
Khi lâm vào các tình huống này, người bị nạn và lực lượng tiến hành cứu nạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Khi bị mắc kẹt ở các ban công, lô gia hoặc trên mái của các công trình cao tầng để tránh đám cháy: Trong trường hợp này mọi người phải bình tĩnh và bằng mọi cách gọi điện theo số 114 và thông báo vị trí đang mắc kẹt cho các lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, khi đến họ sẽ dùng các phương tiện chuyên dụng để cứu. Tùy vào từng tình huống cụ thể mà lực lượng cứu nạn, cứu hộ sẽ có phương pháp cứu phù hợp như: triển khai xe thang hoặc có thể tiếp cận trực tiếp và sử dụng dây để đưa người bị nạn xuống nơi an toàn
– Tình huống người bị nạn mắc kẹt tại các vị trí (cửa sổ, ban công…) và đang bị các yếu tố nguy hiểm trực tiếp tác động (khói, lửa…): Khi đó, có thể sử dụng các vật dụng sẵn có xung quanh (mền chăn, ga giường, vòi chữa cháy,…) kết thành dây để tụt xuống các vị trí bên dưới và sau đó thoát ra nơi an toàn. Tuy nhiên, khi buộc dây phải chọn các cấu kiện chắc chắn, các mối buộc phải chặt, tránh bị tuột, bung, gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc chấn thương.
– Trường hợp người bị nạn mắc kẹt trên mái nhà hoặc tại các vị trí cheo leo nguy cơ có thể bị rơi xuống bất kỳ lúc nào: Khi đó, người bị nạn phải giữ bình tĩnh, ổn định vị trí, không gào khóc, không di chuyển. Mọi người xung quanh cần động viên, trấn an tinh thần người bị nạn (đặc biệt đối với trẻ nhỏ) và chờ lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến sử dụng các biện pháp đặc chủng để cứu.

Phân công thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ được quy định như thế nào?

Phân công thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ được quy định tại Điều 13 Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ ban hành có hiệu lực ngày 04/10/2017, theo đó:
1. Ngay khi sự cố, tai nạn xảy ra thì cá nhân, hộ gia đình, cơ sở, cơ quan, tổ chức, lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành có trách nhiệm tự tổ chức cứu nạn, cứu hộ, đồng thời báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ biết về diễn biến sự cố, tai nạn. Nếu sự cố, tai nạn diễn biến phức tạp, vượt quá khả năng của mình thì yêu cầu cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến xử lý.
2. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cứu nạn, cứu hộ khi sự cố, tai nạn vượt quá khả năng của các lực lượng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Khi sự cố, tai nạn vượt quá khả năng cứu nạn, cứu hộ của các lực lượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn có trách nhiệm điều phối thực hiện cứu nạn, cứu hộ.

Các hành vi bị nghiệm cấm trong công tác cứu nạn cứu hộ

Các hành vi nghiêm cấm gồm: (1) Gây sự cố, tai nạn, gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người, an toàn phương tiện, tài sản để trục lợi. (2) Cản trở, chống lại các hoạt động phòng ngừa cứu nạn, cứu hộ. (3) Cố ý báo tin sự cố, tai nạn giả. (4) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ, biển báo, biển chỉ dẫn về cứu nạn, cứu hộ. (5) Lợi dụng công tác cứu nạn, cứu hộ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cơ sở, hộ gia đình và cá nhân.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm