Tình trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay – Luật sư X

bởi VanAnh
Tình trạng hôn nhân ở việt nam hiện nay

Kết hôn luôn là một vấn đề mà được mối quan tâm của mọi người và đặc biệt là của những người đang có dự định, kế hoạch kết hôn. Việc kết hôn đúng pháp luật là sự tự nguyện của hai cá nhân và phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện, thủ tục dựa theo quy định của pháp luật hiện hành. hãy cùng LSX tìm hiêu Tình trạng hôn nhân ở Việt Nam hiện nay như thế nào nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

Nghị định 123/2015/ NĐ-CP

Xu hướng kết hôn

Dù muốn hay không, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng xã hội hiện đại đang chịu nhiều áp lực khác nhau. Và nhiều áp lực đó đã vô hình chung làm nảy sinh một suy nghĩ chung trong suy nghĩ của nhiều bạn trẻ hiện nay, đó là ngại lấy chồng, sinh con.

Không lấy vợ, lấy chồng, sinh con đang dần trở thành “tín ngưỡng” của một bộ phận không nhỏ những người sinh từ 1990-2000. Ngoài những cân nhắc liên quan đến áp lực xã hội, những người trẻ này còn bị ám ảnh bởi những thiệt thòi khi lập gia đình và sinh con.

Trước đây, khi phải đối mặt với tình trạng không lấy được chồng, chưa có con, người ta cảm thấy lo lắng, lo lắng cho tương lai của mình khi về già. Xét cho cùng, ở một đất nước vẫn tuân theo các tín ngưỡng truyền thống, trẻ em chính là “bảo hiểm” của tuổi già. Ý tưởng sinh ra để có người chăm sóc khi về già là ích kỷ, nhưng cuối cùng, nó cũng vẽ nên một bức tranh thực tế rất rõ ràng. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ về nó, khi bạn ốm nặng, con cái bạn có thể không giúp được gì nhiều. Giữa cuộc sống xã hội ngày nay, không ít cảnh những người con thực sự chăm sóc cha mẹ cho đến khi trút hơi thở cuối cùng trong bệnh viện, trong khi cảnh anh em trong gia đình tay chân sờ mó nay lại nằm viện. chiến tranh gia đình, có rất nhiều.

Tình trạng hôn nhân ở Việt nam hiện nay

Dưới đây LSX sẽ trình bày một số Tình trạng hôn nhân ở Việt nam hiện nay:

Tình trạng tảo hôn và kết hôn sớm

Khoản 8 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”

Điểm a Khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về độ tuổi kết hôn như sau: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”. Cụ thể độ tuổi được xác định như sau: từ đủ 20 tuổi và từ đủ 18 tuổi là tính sau ngày sinh nhật lần thứ 20 đối với nam và sau ngày sinh nhật lần thứ 18 đối với nữ.

Vậy trường hợp nam hoặc nữ hoặc cả nam và nữ không đáp ứng được điều kiện đặt ra về độ tuổi tối thiểu để kết hôn trên đây mà lấy vợ, lấy chồng sẽ bị coi là tảo hôn.

Tình trạng hôn nhân ở việt nam hiện nay
Tình trạng hôn nhân ở việt nam hiện nay

Tảo hôn bị xử lý như thế nào?

Tảo hôn không đơn thuần là không đủ điều kiện để kết hôn mà là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Hành vi cưỡng ép kết hôn bị xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức tảo hôn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Cụ thể, theo Điều 58 Nghị định 82/2020/ND-CP quy định xử phạt về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”

Như vậy, theo quy hiện hiện hành, hành vi liên quan đến tảo hôn có thể bị xử phạt tối đa lên đến 5.000.000 đồng.

Bên cạnh việc xử lý hành chính, đối với một số tường hợp, hành vi này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể, tại Điều 183 quy định về tội tổ chức tảo hôn như sau:

“Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”

Hôn nhân cận huyết

Theo Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định cấm hành vi kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

  • Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (Khoản 17 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
  • Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (Khoản 18 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Hành vi kết hôn cận huyết thông bị xử lý theo phạt hành chính và phạt hình sự như sau:

Xử lý hành chính về hành vi kết hôn cận huyết

Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Xử lý hành sự về hành vi kết hôn cận huyết

Tại Khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định các tội có tính chất loạn luân quy định tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của Bộ luật Hình sự là một trong các trường hợp sau đây:

  • Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;
  • Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;
  • Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;
  • Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;
  • Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.

Tình trạng kết hôn muộn

Ở Việt Nam, các bạn trẻ xu hướng lựa chọn cuộc sống độc thân, không màng đến chuyện hôn nhân, sinh con do gặp khó khăn về tài chính, muốn theo đuổi sự nghiệp hay khao khát sự tự do.

Theo đó, ưu tiên phát triển bản thân, chú trọng sự nghiệp, sợ thiếu tự do và trách nhiệm trong hôn nhân, lo lắng về việc nuôi dạy con cái, cũng như ảnh hưởng từ các câu chuyện đổ vỡ… là những nguyên nhân chính khiến giới trẻ ngày càng không “mặn mà” với chuyện kết hôn.

Ngày 28/4/2020, Thủ tưởng ban hành Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”.

Trong đó có một số nội dung:

  • Khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi,…
  • Hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân và gia đình: Phát triển các câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn;
  • Thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn …

Tình trạng ly hôn/ ly thân

Hiện nay, trong tất cả các văn bản pháp luật về hôn nhân và gia đình không có khái niệm ly thân. Đây chỉ là cách gọi thông thường của các cặp vợ chồng sống tách riêng

Tình trạng hôn nhân ở việt nam hiện nay
Tình trạng hôn nhân ở việt nam hiện nay

Theo đó, ly thân được hiểu là việc hai vợ chồng vẫn trong thời kỳ hôn nhân nhưng không còn tỉnh cảm và không sống chung với nhau nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

Trong những năm gần đây tình trạng ly hôn ngày một gia tăng. Theo Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu, hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn. Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước. Cũng theo khảo sát này, 43,4% cảm thấy cuộc sống của mình thoải mái, tự do hơn sau khi ly hôn. Tỉ lệ ly hôn ở Việt Nam tăng nhanh và chiếm 31%- 40%, nghĩa là cứ ba cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn.

Theo thống kê của các trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình ở Thành phố Hồ Chí Minh, số người đến tư vấn ly hôn chiếm đến 70% trong các ca tư vấn.

Theo báo cáo của tòa án, trung bình hàng năm Việt Nam có 600.000 vụ ly hôn, có tới 70% vụ ly hôn do người phụ nữ gửi đơn

Các bước thực hiện thủ tục ly hôn

  1. Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nơi cư trú của hai vợ chồng. Vợ chồng có thể thỏa thuận nơi giải quyết vụ án. Cần chọn đúng thẩm quyền. Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nơi cư trú của hai vợ chồng. Vợ chồng có thể thỏa thuận nơi giải quyết vụ án. Cần chọn đúng thẩm quyền nộp đơn khởi kiện để tránh trường hợp bị trả lại đơn khởi kiện.
  2. Sau khi nộp hồ sơ khởi kiện nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ. Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi đóng tạm ứng án phí đương sự cần gửi đến tòa án. Sau đó tòa án sẽ ra Thông báo thụ lý vụ án.
  3. Hòa giải, lấy lời khai, yêu cầu cung cấp chứng cứ tài liệu, xác minh chứng cứ, thẩm định giá…Thụ lý giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
  4. Đưa vụ án ra xét xử : mở phiên tòa; gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho đương sự. Tòa án xét xử và tuyên án ly hôn hoặc không chấp nhận yêu cầu ly hôn. Giải quyết các vấn đề về tranh chấp con cái và tài sản vợ chồng.

Dịch vụ pháp lý hôn nhân tại Luật sư X

Luật sư X cung cấp các dịch vụ pháp lý hôn nhân gồm:

  • Tư vấn thủ tục kết hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn thỏa thuận tài sản khi kết hôn;
  • Tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục Ly hôn nhanh
  • Tư vấn chia tài sản khi ly hôn;
  • Giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hôn nhân gia đình: tranh chấp chia tài sản, tranh chấp về nuôi con…;

Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng

1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư X; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.

2Sử dụng dịch vụ của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.

3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Tình trạng hôn nhân ở việt nam hiện nay – Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ:  trích lục hộ tịch trực tuyến, thành lập công ty uy tín, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, mẫu đơn xin xác nhận độc thân, trích lục khai tử bản chính, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ  0833102102.

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, luatsu247.net, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Câu hỏi thường gặp

Sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có được không?

Những trường hợp có người nam và người nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật thừa nhận. Do đó, đương nhiên trong mối quan hệ này cũng sẽ không làm phát sinh những quyền cũng như các nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau (Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014). Cụ thể như: Những quyền và các nghĩa vụ về nhân thân giữa người vợ và người chồng như nghĩa vụ tôn trọng, chung thủy với nhau, …Quyền đại diện giữa vợ và chồng

Những trường hợp bị cấm kết hôn?

Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm