Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?

bởi BuiNgan
Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?

Dịch vụ công là những hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ can thiệp vào việc cung cấp nhằm đạt mục tiêu công bằng, hiệu quả, bao gồm từ các hoạt động ban hành chính sách, pháp luật, toà án… cho đến những hoạt động y tế, giáo dục, giao thông. Theo Nghị định 32/2019/ND-CP, dịch vụ công là những dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện.

Như vậy, dịch vụ công về đất đai có thể hiểu là những dịch vụ trong lĩnh vực đất đai mà Chính phủ can thiệp để đảm bảo người dân được tiếp cận hiệu quả, công bằng. Theo đó, Chính phủ sẽ giao cho các tổ chức chuyên trách để thực hiện các dịch vụ công về đất đai theo phạm vi chức năng, quyền hạn của mình.

Cùng tìm hiểu về tổ chức dịch vụ công về đất đai qua bài viết dưới đây của Luật sư X.

Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì?

Tổ chức dịch vụ công về đất đai là các cơ quan, tổ chức có chức năng nhiệm vụ trong lĩnh vực đất đai, thực hiện các dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế – xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà Nhà nước phải tổ chức thực hiện trong lĩnh vực đất đai.

Hiện nay, tổ chức thực hiện dịch vụ công về đất đai bao gồm:

Văn phòng đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.

Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

Văn phòng đăng ký đất đai có những nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

+ Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).

+ Thực hiện việc đăng ký biến động đất đai được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

+ Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.

+ Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.

+ Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.

+ Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

+ Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.

Tổ chức phát triển quỹ đất

Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?
Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?

Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.

Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác; Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Các dịch vụ công về đất đai

– Điều tra, đánh giá đất đai; cải tạo đất;

– Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Đăng ký biến động về đất đai;

– Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

– Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

– Tư vấn xác định giá đất;

– Đấu giá quyền sử dụng đất;

– Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

– Cung cấp dữ liệu đất đai;

– Giải quyết tranh chấp đất đai;

– Cấp đổi, cấp lại chứng chỉ định giá đất;

– Cấp chứng chỉ định giá đất;

– Thẩm định, đánh giá điều kiện, năng lực của tổ chức xây dựng cở sở dữ liệu đất đai…

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Tổ chức dịch vụ công về đất đai là gì theo quy định?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến Chuyển đất nông nghiệp sang đất sổ đỏ. Nếu Quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện dịch vụ công cung cấp dữ liệu đất đai

Người sử dụng đất/Người đại diện cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai nộp văn bản, Phiếu yêu cầu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai nếu là tổ chức, cơ sở tôn giáo; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Văn phòng UBND quận, huyện nếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc nộp trực tuyến tại địa chỉ http://dichvucong.danang.gov.vn.
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ (nếu nộp trực tiếp) và chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký đất đai.

Cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm?

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.

Hoạt động tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai

– Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng theo định kỳ 05 năm một lần và theo chuyên đề;
b) Chỉ đạo việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Tổng hợp, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của địa phương; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc điều tra, đánh giá đất đai và điều kiện về năng lực của đơn vị thực hiện điều tra, đánh giá đất đai.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm