Toà án vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp nào? là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người. Việc nắm rõ các quy định pháp luật về tố tụng không chỉ giúp bạn thực thi tốt việc thi hành pháp luật và còn đảm bảo được lợi ích tối đa cho bản thân và những người xung quanh. Các câu hỏi phổ biến liên quan tố tụng như Tòa án có được xét xử vắng mặt bị cáo không? Bị đơn vắng mặt tại phiên tòa có được kháng cáo không? Nếu nguyên đơn hoặc bị đơn được triệu tập lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt thì tòa án sẽ xử lý như thế nào? Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau đây, mời bạn cùng đón đọc.
Cơ sở pháp lý
Toà án vẫn tiến hành xét xử trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
– Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
– Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.
Căn cứ Điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:
– Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
– Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Tòa án có được xét xử vắng mặt bị cáo không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, tòa án chỉ có thể xét xử vắng mặt bị cáo trong các trường hợp sau:
– Bị cáo trốn và việc truy nã không có kết quả;
– Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa;
– Bị cáo đề nghị xét xử vắng mặt và được Hội đồng xét xử chấp nhận;
– Nếu sự vắng mặt của bị cáo không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và sự vắng mặt của bị cáo không gây trở ngại cho việc xét xử.
Vậy khi thuộc một trong các trường hợp quy định trên đây thì Tòa án có thể xét xử vắng mặt bị cáo.
Trường hợp nào tòa án vẫn xét xử vụ án khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa?
Căn cứ theo Điều 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa như sau:
“Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”
Hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt
Trên cơ sở xác định yêu cầu, địa vị pháp lý của các đương sự và ở từng trường hợp vắng mặt của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm khác nhau, pháp luật tố tụng dân sự quy định về hậu quả pháp lý khác nhau như sau:
Thứ nhất, các trường hợp Tòa án tiếp tục xét xử vắng mặt khi đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm:
– Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
– Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa có người đại diện tham gia phiên tòa thì những người này có thể đại diện cho đương sự tham gia tố tụng, thực hiện quyền và nghĩa vụ phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
– Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 BLTTDS năm 2015.
– Trường hợp đương sự có mặt tại phiên tòa, sau đó bỏ về mà không có lý do chính đáng thì có thể suy đoán là họ đã tự từ bỏ quyền của mình. Khi đó, Tòa án tiếp tục xét xử vụ án và coi đương sự đó vắng mặt. Nếu do tình trạng sức khỏe hoặc sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan khác mà người tham gia tố tụng không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa, trừ trường hợp người tham gia tố tụng có yêu cầu xét xử vắng mặt.
Thực tế, khi Tòa án tiếp tục xét xử thì tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (đặc biệt là Thẩm phán) luôn hỏi các đương sự có mặt là có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án công nhận sự thỏa thuận, ghi vào biên bản phiên tòa và quyết định công nhận sự thỏa thuận này sẽ có hiệu lực (Điều 213 BLTTDS năm 2015). Đương sự vắng mặt vẫn có quyền kháng cáo đối với bản án sơ thẩm, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
Thứ hai, hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án phải hoãn phiên tòa.
Vì tính chất quan trọng khi tham gia phiên tòa của các chủ thể trong quan hệ tố tụng, các trường hợp Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa được quy định tại Điều 227 BLTTDS năm 2015.
Thứ ba, hậu quả pháp lý trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án phải đình chỉ giải quyết vụ án.
Tại lần triệu tập thứ hai, nguyên đơn vắng mặt không có lý do chính đáng, không có người đại diện tham gia phiên tòa và không yêu cầu xét xử vắng mặt thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Trong trường hợp này, có thể suy đoán là họ đã từ bỏ việc khởi kiện, đối tượng của vụ án không còn tồn tại, do vậy việc giải quyết vụ án cần chấm dứt. Khi đó, số tiền tạm ứng án phí nguyên đơn đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước, nguyên đơn vẫn có quyền khởi kiện lại vụ án theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu vụ án có yêu cầu phản tố của bị đơn và hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án vẫn phải xem xét để giải quyết các yêu cầu này. Lúc này, có thể bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Sử dụng bằng lái xe giả bị phạt như thế nào
- Sổ đỏ sai địa chỉ
- Nhập hộ khẩu cho con ở đâu
- Nghỉ việc giữa tháng có đóng bảo hiểm không?
- Nghỉ việc bao lâu thì lấy được tiền bảo hiểm xã hội?
- Tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là bao lâu?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về quyết toán thuế tncn qua mạng, công chứng ủy quyền tại nhà, phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm,, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân ,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sau khi Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt bị đơn, bị đơn vẫn được quyền kháng cáo bản án sơ thẩm. Theo quy định tại Điều 273 BLTTDS 2015, thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với bị đơn không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Khi nguyên đơn, bị đơn được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp để xử lý, cụ thể:
– Nếu có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì phiên tòa sơ thẩm vẫn diễn ra bình thường
– Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa
– Trường hợp vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
+ Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;
+ Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
+ Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
Tại Điều 222 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm như sau:
“Điều 222. Yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm
Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.”