Tội làm giả hồ sơ tài liệu xử lý như thế nào?

bởi Anh
Tội làm giả hồ sơ tài liệu

Xin chào Luật sư, tôi là Hoàng ở Lào Cai. Tôi cùng một người anh có một tiệm photo copy nhỏ. Do làm ăn thua lỗ nên chúng tôi đã nghĩ ra cách làm giả bằng lái xe máy để kiếm thêm thu nhập. Vừa qua cửa hàng tôi có bị công an điều tra. Hiện tại chúng tôi rất lo lắng, Luật sư cho tôi hỏi hành vi của chúng tôi có bị khép vào tội làm giả hồ sơ tài liệu không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi cho Luật sư X. Mời anh đón đọc bài viết “Tội làm giả hồ sơ tài liệu” dưới đây để có thêm tư ván về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Tội làm giả hồ sơ tài liệu theo Bộ luật Hình sự

Người nào có hành vi làm giả giấy tờ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) như sau:

  • Khung 1:

Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

  • Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Khung 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
  • Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
  • Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mức phạt hành chính hành vi làm giả hồ sơ tài liệu

Nếu người có hành vi làm giả giấy tờ nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự như mục (1) thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  • Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
  • Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân;
  • Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ;
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi: Làm giả hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
Tội làm giả hồ sơ tài liệu
Tội làm giả hồ sơ tài liệu

Tội sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức bị phạt thế nào?

Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nếu thực hiện hành vi của mình.

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

  1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

  1. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Về mức hình phạt

Khung thứ nhất (khoản 1)

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Khung thứ hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung thứ 3 (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Tội làm giả hồ sơ tài liệu” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như tư vấn pháp lý về tạm ngừng kinh doanh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt khi làm giấy tờ giả của ngành công an ?

Căn cứ theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, trong trường hợp trên, bạn đã có hành vi làm giả dấu và các tài liệu, giấy tờ của ngành công an. Ngoài ra bạn đã thực hiện hành vi làm giả này nhiều lần (cụ thể là 3 lần). Vì vậy bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) với khung hình phạt từ 2 đến 5 năm tù, có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Mặc dù bạn không biết rõ mục đích làm giả của người thanh niên kia là lừa đảo, nhưng bạn lại biết rõ hành vi làm giả đó là trái pháp luật mà vẫn thực hiện nên bạn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Môi giới làm giấy tờ giả có phạm tội không ?

Căn cứ theo quy định tại điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và theo như phần trình bày của bạn, bạn của bạn có thể bị bắt đối với hành vi làm giả giấy tờ theo như quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự như trên. Hơn nữa, việc làm giả giấy tờ này bạn của bạn không phải chỉ tiến hành một lần, mà là tham gia vào một đường giây trộm cắp xe gian.
Như vậy, lúc này, để xác định được chính xác bạn của bạn phải chịu mức hình phạt như thế nào cần phải xem xét một số điều kiện khách quan khác để xác định hành vi này có phải là đồng phạm đối với tội trộm cắp tài sản hay không. Bởi nếu ngoài việc giúp làm giấy tờ giả để tiêu thụ xe gian ra bạn của bạn có thực hiện hành vi nào khác thúc đẩy việc trộm cắp xe hay không, việc này sẽ quyết định hành vi bạn của bạn có cấu thành tội trộm cắp tài sản với vai trò là người giúp sức hay không. Hoặc nếu không, bạn của bạn ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả giấy tờ thì còn có thể bị truy cứu đối với hành vi che giấu tội phạm theo quy định tại Điều 21 Bộ luật hình sự như sau:

Tái phạm tội sản xuất giấy tờ giả bị phạt thế nào ?

Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Em bạn đã bị phạt tù một lần vì tội sản xuất giấy tờ giả trước đó. Sau khi ra tù em bạn lại tiếp tục thực hiện hành vi sản xuất giấy tờ giả và để bị bắt. Như vậy đây là lần thứ hai em bạn đã bị bắt về cùng một tội phạm.
Tuy nhiên, bản án lần thứ nhất về cùng tội danh này em bạn đã chấp hành xong nên do đó, lần thứ 2 này cũng sẽ căn cứ theo nội dung quy định về tội danh trên theo Điều 341 để xác định khung hình phạt cho em bạn. Ngoài ra, vì lý do trước đó em bạn đã từng bị chấp hành án phạt tù về tội danh này nên xét về nhân thân cũng sẽ bị bất lợi liên quan đến việc thu thập các tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xét xử.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm