Tội quan hệ bất chính với người có gia đình bị xử lý thế nào?

bởi Hữu Duy
Tội quan hệ bất chính với người có gia đình

Chào Luật sư! Tôi với chồng tôi kết hôn đã được 15 năm và có 2 người con. Gần đây tôi phát hiện chồng có quan hệ bất chính với người thứ ba. Theo Luật hôn nhân và gia đình thì tội quan hệ bất chính với người có gia đình sẽ bị xử lý như thế nào? Nếu như vợ chồng tôi ly hôn thì ai sẽ có quyền nuôi con và chi phí mỗi tháng người kia phải hỗ trợ là bao nhiêu?

Sự xuất hiện của người thứ ba là nguyên nhân đa số dẫn đến sự đổ vỡ của các cuộc hôn nhân. Để có được những kiến thức pháp lý về vấn đề “Tội quan hệ bất chính với người có gia đình”, sử dụng trong những trường hợp khi cuộc hôn nhân của mình có sự xuất hiện của người thứ ba, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Cơ sở pháp lý:

Tội quan hệ bất chính với người có gia đình là gì?

Tội quan hệ bất chính với người có gia đình bị xử lý thế nào?
Tội quan hệ bất chính với người có gia đình

Quan hệ bất chính với người đã có gia đình là việc chung sống như vợ chồng hay kết hôn với người đã có vợ, đã có chồng. Đây là hành vi trái quy định của pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hậu quả lớn. Tuy nhiên, hành vi này trên thực tế vẫn tiếp diễn và nhiều người chưa có am hiểu cần thiết các quy định pháp luật, chế tài đối với hành vi nêu trên.

Căn cứ vào quy định tại Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.

Căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, ta có quy định về các hành vi bị cấm như sau:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; 
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Căn cứ vào Điều 147 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), ta có quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:

  • Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
  • Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”

Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC hướng dẫn như sau: Chung sống như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó

Quan hệ bất chính với người đã có gia đình vị xử lý như thế nào?

Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định trên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát, v.v
  • Người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Do đó, nếu người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác và thuộc một trong hai trường hợp trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. 

Nếu hành vi vi phạm đó của họ chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Theo đó, sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ
Quan hệ bất chính với người đã có gia đình vị xử lý như thế nào?

Vấn đề giành quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ vào quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con; trẻ từ đủ 36 tháng tuổi đến dưới 07 tuổi thì quyền nuôi con giữa người cha và người mẹ là ngang nhau. Do đó, khi bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn có nghĩa vụ chứng minh mình có nhiều điều kiện để nuôi dưỡng con như điều kiện về kinh tế, tư cách đạo đức, chỗ ở hoặc tình cảm dành cho con… 

Về nghĩa vụ cấp dưỡng thì theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014: cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hiện nay chưa có quy định xử lý hành vi ngoại tình, do đó nếu vợ chồng đang trong mối quan hệ hợp pháp mà có quan hệ ngoài luồng với người khác thì chưa bị xử lý. Đây là căn cứ để người vợ ly hôn và giành quyền nuôi con với người chồng.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về “Tội quan hệ bất chính với người có gia đình“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, quy định tạm ngừng kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền giải quyết vấn đề quan hệ bất chính với người đã có gia đình?

Có thể gửi đơn trình báo đến cơ quan công an tại địa phương để đề nghị xem xét, giải quyết vấn đề quan hệ bất chính với người đã có gia đình.

Đảng viên có quan hệ bất chính với người có gia đình bị xử lý kỷ luật như thế nào?

Căn cứ tại Điều 24 Quy định 102/QĐ-TW ngày 15/11/2017 của BCH Trung ương Đảng quy định về vấn đề vi phạm quy định về hôn nhân và gia đình như sau: Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách. Trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Bộ Luật hình sự quy định cụ thể như thế nào về việc xử lý người đã có gia đình có quan hệ bất chính với người thứ ba?

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác… gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù 3-12 tháng.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm