Tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự hiện nay quy định ra sao?

bởi Thu Thủy
Tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự hiện nay quy định ra sao

Hiện nay, hiện trạng tham nhũng không còn quá xa lạ trong chính quyền. Nó đã dần trở thành một vấn nạn là nguyên nhân dẫn đến sự suy đồi văn hóa, đạo đức của xã hội nói chung và Đảng ta nói riêng. Trở thành một hòn đá lớn cản trở bước tiến phát triển của đất nước Để hiểu rõ hơn vấn đề đáng báo động này. Sau đây hãy cùng tham khảo thông qua bài viết “Tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự hiện nay quy định ra sao?” dưới đây của Luật sư X nhé!

Căn cứ pháp lý:

Tội tham nhũng trong bộ luật hình sự được quy định thế nào?

Tham nhũng là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 về giải thích từ ngữ được hiểu với nghĩa như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.”

Những hành vi tham nhũng trong Bộ luật Hình sự

Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định tại Điều 2, những hành vi sau đây sẽ bị xem là hành vi tham nhũng:

Điều 2. Các hành vi tham nhũng

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.”

Cấu thành tội phạm của nhóm tội tham nhũng

Chủ thể của tội phạm

Đối với tội phạm tham nhũng, các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm cũng là dấu hiệu rất quan trọng để xác định hành vi phạm tội.Cũng như chủ thể của tội phạm khác, chủ thể của tội tham nhũng cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự.

Tuy nhiên, đối với tội tham nhũng, chủ thể ở đây là chủ thể đặc biệt. Ngoài hai đấu hiệu nêu trên, còn cần thêm dấu hiệu thứ ba là người có chức vụ quyền hạn. Nói cách khác, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:

+ Trước hết người phạm tội phải là người có chức vụ quyền hạn. Người có chức vụ quyền hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ. Người có chức vụ quyền hạn thông thường nhận lương từ ngân sách nhà nước, trong trường hợp đặc biệt họ có thể không nhận lương. Người có chức vụ quyền hạn được nhà nước giao thực hiện một công vụ nhất định, họ có những quyền năng và nghĩa vụ cụ thể liên quan đến công vụ được nhà nước giao.
+ Chủ thể của tội tham nhũng có quyền hạn khi thực hiện công vụ. Người phạm tội có thể được giao thực hiện công vụ thường xuyên, lâu dài hoặc chỉ được giao thực hiện trong một thời hạn nhất định. Người phạm tội đã lợi dụng, lạm dụng quyền hạn khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Từ thực tiễn đấu tranh phòng chống các tội phạm về tham nhũng, có thể thấy các hình thức có chức vụ quyền hạn như:

  • Người đại diện chính quyền;
  • Người thực hiện chức năng hành chính kinh tế;
  • Người thực hiện chức năng tổ chức quản lí;
  • Người làm công việc thuần túy chuyên môn kĩ thuật.

+ Chủ thể của của các tội tham nhũng là chủ thể đặc biệt, tức chỉ những người có chức vụ quyền hạn mới thực hiện tội phạm. Tuy nhiên khẳng định này chỉ đúng với vụ án không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể là người không có chức vụ quyền hạn nhưng họ có thể là người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, còn người thực hành thì nhất định là người có chức vụ, quyền hạn.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội tham nhũng là những quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa đảm bảo cho hoạt động đúng đắn của cơ quan tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội là hoạt động thực hiện theo đúng các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan nhà nước thực thi quyền hạn của mình trên cơ sở của Hiến pháp và pháp luật nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Các hành vi này làm cho cơ quan tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào nhà nước. Mặc dù tội phạm này gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của công dân nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội phạm này là những thiệt hại thực tế xảy ra của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, mà những thiệt hại đó chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.

Mặt khách quan tội phạm tham nhũng

– Mặt khách quan của các tội phạm tham nhũng được đặc trưng bởi hành vi của người có chức vụ quyền hạn lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn của mình xâm phạm đến sự đúng đắn uy tín của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, gây ra hoặc đe dọa gây ra nhũng thiệt hại cho lợi ích nhà nước, xã hội hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân

– Hậu quả:

  • Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu pháp lí bắt buộc, cụ thể là hành vi gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, ví dụ như cấu thành tội phạm của tội tham ô. Đối với nhóm tội phạm này, xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu pháp lí bắt buộc. 
  • Ngoài ra, một số hậu quả khác không phải là dấu hiệu bắt buộc mà lại là yếu tố quyết định trong việc định khung hình phạt như hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó có những thiệt hại về vật chất, có thiệt hại phi vật chất.

Mặt chủ quan tội phạm tham nhũng

– Lỗi: Trong số các tội phạm về tham nhũng, người phạm tội thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp. Tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Có thể thấy, không có trường hợp lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho lợi ích chung mà lại được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn hậu quả xảy ra. Cũng không có trường hợp nào người có chức vụ quyền hạn lại vô ý tham ô tài sản cả. 

– Động cơ phạm tội: Nếu không xác định được động cơ của người phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại chưa cấu thành tội phạm này. Động cơ vụ lợi là vì lợi ích vật chất của mình, của đơn vị mình hoặc của tổ chức mà mình tham gia. Thực tiễn xét xử cho thấy xác định động cơ vụ lợi không khó, nhưng khó nhất vẫn là việc xác định động cơ cá nhân khác của người phạm tội. Động cơ cá nhân khác là vì lợi ích phi vật chất của mình, của người khác mà mình quan tâm như vì nể nang, vì tình cảm cá nhân, vì danh vọng, địa vị xã hội.

Tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự hiện nay quy định ra sao
Tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự hiện nay quy định ra sao?

Những tội phạm cụ thể của nhóm tội tham nhũng

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, có thể thấy, các tội phạm thuộc nhóm tội tham nhũng bao gồm 6 tội cụ thể sau đây:

  • Tội tham ô tài sản;
  • Tội nhận hối lộ;
  • Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản;
  • Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ;
  • Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
  • Tội giả mạo trong công tác.

Theo đó, tùy vào mức độ hành vi và thiệt hại của tội phạm mà pháp luật sẽ có những chế tài khác nhau để áp dụng đối với từng tội phạm cụ thể của nhóm tội phạm tam nhũng.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Tội tham nhũng trong Bộ luật hình sự hiện nay quy định ra sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội, hoặc vấn đề về sử dụng trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao của chúng tôi,…. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đề xuất cách khác phục nạn tham nhũng ?

Trong thời gian tới, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng cần tập trung vào những nội dung cụ thể: Tuyên truyền phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, thống nhất có hiệu quả từ nhận thức đến hành động của cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng doanh nghiệp trong việc phòng, chống tham nhũng; tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế – xã hội để phòng, chống tham nhũng;
tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; tăng cường vai trò giám sát trong công tác phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được chú trọng và đạt những kết quả tích cực.

Dấu hiệu nhận biết hành vi tham nhũng?

Thứ nhất, tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn. Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 4 nhóm người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao. Sự lợi dụng, lạm dụng thông qua
Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích, động cơ vụ lợi (vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng). Đây là dấu hiệu bắt buộc phải có để phân biệt hành vi tham nhũng với những hành vi vi phạm pháp luật khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm