Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào?

bởi Anh
Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào

Tôi hiện đang điều hành một công ty về giày da để bán cho các tỉnh thành trong cả nước. Tôi có một phân xưởng bao gồm 30 nhân viên. Gần đây tôi phát hiện một nhân viên tại xưởng của công ty đã lấy cắp sản phẩm của công ty để bán ra ngoài với hành vi rất tinh vi. Tôi hiện đã trình báo cơ quan chức năng và đợi kết quả điều tra. Tôi muốn hỏi tội này hiện nay có thể bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn sẽ được LSX giải đáp qua bài viết “Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào? ” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Lao động 2019

Thế nào là trộm cắp tài sản?

Trộm cắp là hành vi mà không còn xa lạ trong cuộc sống của chúng ta. Trộm cắp có thể do nhiều nguyên nhân, lý do tuy vậy đây vẫn là một hành vi xấu và vi phạm pháp luật. Vậy có định nghĩa chính xác về trộm cắp tài sản không?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể nhằm định nghĩa về hành vi trộm cắp tài sản. Tuy nhiên dựa vào các yếu tố cấu thành hành vi, thì trộm cắp tài sản có thể được hiểu là cá nhân cố ý thực hiện hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác để thu lợi bất chính từ giá trị tài sản đó mang lại.

Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào
Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào

Trộm tài sản của công ty có bị sa thải không?

Việc trộm cắp tài sản của công ty là hành vi có thể bị xử lý theo quy định. Hiện nay việc trộm căp tài sản có bị xa thải không phụ thuộc vào việc khi ký kết hợp đồng hai bên có những thoả thuận như thế nào liên quan về vấn đề này. Vậy trộm cắp tài sản sẽ bị xử lý như nào ở cấp cơ sở?

Trộm tài sản của công ty là việc nhân viên lén lút, bí mật chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của công ty một cách bất hợp pháp. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định, bên cạnh đó, hành vi lấy trộm tài sản công ty còn là hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 thì hiện nay có 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải như:

– Khiển trách.

– Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.

– Cách chức.

– Sa thải.

Trong đó, hình thức kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong các trường hợp:

– Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

– Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật…

Có thể thấy, người lao động có hành vi trộm cắp tài sản tại công ty có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không quy định chi tiết giá trị tài sản trộm cắp từ bao nhiêu tiền trở lên thì người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.

Theo đó, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc sẽ căn cứ vào nội quy lao động của công ty. Bởi theo điểm g khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020, nội quy lao động của công ty phải ghi nhận cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật lao động cũng như các hình thức xử lý kỷ luật lao động.

Tóm lại, công ty, doanh nghiệp có quyền xử lý kỷ luật sa thải với nhân viên có hành vi trộm cắp tài sản tại nơi làm việc. Cần lưu ý rằng công ty không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.

Ví dụ, công ty không thể vừa sa thải, vừa cắt hết lương của người lao động vi phạm kỷ luật lao động.

>> Xem ngay: Mức hưởng bảo hiểm khi điều trị nội trú

Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào
Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào

Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào?

Ngoài việc bị chính cơ quan xử phạt theo quy định thì đối với việc trộm cắp những tài sản có giá trị lớn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Quy định cụ thể hãy tham khảo điều sau:

Không chỉ bị áp dụng hình thức kỷ luật lao động sa thải, người lao động trộm cắp tài sản của công ty có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây còn có thể bị truy cứu hình sự về Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017):

– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;

– Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các Tội: Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích lại vi phạm;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

– Tài sản là phương tiện kiếm sống của chính họ và gia đình;

– Tài sản là di vật, cổ vật.

Cũng theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017, mức phạt với Tội trộm cắp tài sản cụ thể như sau:

Hình phạt chính:

– Khung 01:

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:

+ Trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; hoặc

+ Dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên.

– Khung 02:

Phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp:

+ Phạm tội có tổ chức;

​+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 – dưới 200 triệu đồng;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

+ Hành hung để tẩu thoát;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Khung 03:

Phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Khung 04:

– Phạt tù từ 12 – 20 năm khi:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

​+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.

Trường hợp chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021).

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Tội trộm tài sản công ty bị xử phạt như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là gì?

– Theo khoản 1 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017), chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên.
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu các khung hình phạt rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng của tội trộm cắp tài sản. (Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản là gì?

– Về mặt hành vi: Hành vi phạm tội này có mang tính chất chiếm đoạt tài sản nhưng sự chiếm đoạt ở đây được thực hiện bằng hành vi lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của cá nhân, tổ chức quản lý tài sản hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan như chen lấn, xô đẩy,…nhằm tiếp cận cá nhân, tổ chức để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
– Về mặt hậu quả: Hậu quả của tội trộm cắp tài sản là gây ra thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bất hợp pháp. Tài sản bị trộm cắp có thể là các loại tiền, hàng hóa, giấy tờ có giấy trị thanh toán (ngân phiếu, công trái,…)
Lưu ý: Chỉ những giá trị tài sản bị trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản; còn nếu tài sản trộm cắp có trị giá dưới 2.000.000 đồng thì phải kèm theo các điều kiện khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm