Tổng quan về hợp đồng tương tự trong đấu thầu

bởi Thanh Tri
Tổng quan về hợp đồng tương tự trong đấu thầu

Hợp đồng tương tự trong đấu thầu là hợp đồng để chứng minh năng lực và kinh nghiệm thực tế doanh nghiệp, công ty đã thực hiện các gói thầu có quy mô, tính chất tương tự với gói thầu hiện tại. Việc đánh giá hợp đồng tương tự có đáp ứng được yêu cầu hay không vẫn là một trong những vấn đề rắc rối khiến các bên cũng như Tổ chuyên gia gặp không ít khó khăn.

Tại bài viết dưới đây, Luật sư X giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết “Tổng quan về hợp đồng tương tự trong đấu thầu ”. Hi vọng bài viết sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích.

Cơ sở pháp lý

Hợp đồng tương tự trong đấu thầu là gì?

Theo quy định của Luật đấu thầu hiện hành, cụ thể là Luật đấu thầu năm 2013 thì không có quy định nào định nghĩa như thế nào là hợp đồng tương tự. Tuy nhiên ta có thể hiểu hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm tương tự về bản chất và độ phức tạp và tương tự về quy mô công việc.

Trong đó:

  • Tương tự về bản chất và độ phức tạp: Có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
  • Tương tự về quy mô công việc: Có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét (hai công trình có cấp thấp hơn liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là một hợp đồng xây lắp tương tự).

Hợp đồng tương tự trong đấu thầu được đánh giá dựa vào các tiêu chí nào?

Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định về đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ dự thầu được đánh giá dựa trên các tiêu chí về tính hợp lệ, tiêu chí kỹ thuật và tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm. Việc đưa ra các yêu cầu về hợp đồng tương tự là một trong những nội dung đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu, đảm bảo khả năng, năng lực thực hiện gói thầu và tránh các rủi ro có thể xảy ra cho chủ đầu tư khi họ lựa chọn nhà thầu.

Theo quy định của pháp luật hiện hành không có quy định tương tự trong hợp đồng là giống bao nhiêu phần trăm, sự tương tự này tùy thuộc vào quy định trong hồ sơ mời thầu cụ thể. Hợp đồng tương tự trong đấu thầu không nhất thiết phải có đồng thời hàng hóa tương tự và giá trị tương tự, nhà thầu chỉ có trách nhiệm kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu. Xét về tính tương tự của hợp đồng, có thể dựa theo các yếu tố như sau:

  • Sự tương tự về bản chất và độ phức tạp: Trường hợp này có cùng loại và thông số kỹ thuật tương tự hoặc cao hơn thiết bị máy móc yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật;
  • Sự tương tự về quy mô trong công việc: Có giá trị công việc tương ứng với ít nhất 70% giá trị gói thầu đang xét. Trường hợp yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ 2 hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu 1 hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Không chấp nhận việc cộng gộp các gói thầu có quy mô nhỏ để đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
  • Đối với những gói thầu có tính chất đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị của hợp đồng tương tự trong khoảng 50% đến 70% giá trị của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự về chủng loại và tính chất với hàng hóa của gói thầu.

Việc pháp luật về đấu thầu đưa ra các tiêu chí tương tự phải theo đúng chủng loại hàng hóa và tính chất của các loại hàng hóa. Các tiêu chí đưa ra cũng mang tính chất tương đương nên việc đánh giá phù hợp hay không phù hợp phải dựa trên việc kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể nhất, đảm bảo không bỏ sót những nhà thầu có tiềm năng thực hiện gói thầu.

Tổng quan về hợp đồng tương tự trong đấu thầu
Tổng quan về hợp đồng tương tự trong đấu thầu

Hợp đồng tương tự được đánh giá là đạt yêu cầu khi nào?

  • Tương tự về bản chất và độ phức tạp: có cùng loại và cấp công trình tương tự hoặc cao hơn cấp công trình yêu cầu cho gói thầu này theo quy định của pháp luật về xây dựng. Đối với các công việc đặc thù, có thể chỉ yêu cầu nhà thầu phải có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
  • Tương tự về quy mô công việc: có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét. (02 công trình có cấp thấp hơn liền kề với cấp của công trình đang xét, quy mô mỗi công trình cấp thấp hơn liền kề bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét thì được đánh giá là 01 hợp đồng xây lắp tương tự)
  • Trường hợp yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ 02 hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu 01 hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét. Quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.
  • Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50%-70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với các hạng mục chính của gói thầu.
  • Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu mà có thể yêu cầu tương tự về điều kiện hiện trường.
  • Không chấp nhận việc cộng gộp các hợp đồng có giá trị nhỏ với nhau (các hợp đồng có giá trị nhỏ hơn giá trị quy định) nhằm thỏa mãn yêu cầu tổng thể.

Thứ hai, Nếu hợp đồng tương tự do nhà thầu cung cấp là hợp đồng mà nhà thầu ký với một đơn vị B” “, mà đơn vị B”” này không phải là nhà thầu phụ của chủ đầu tư thì có được xem là hợp đồng tương tự không? Bởi bạn không trình bày rõ gói thầu của bạn là gói thầu gì nên không thể xác định được tiêu chuẩn cụ thể. Bạn có thể tham khảo những căn cứ cơ bản về đánh giá HSMT như sau:

  1. Tại điểm b, khoản 2 Điều 39 Luật đấu thầu 2013 Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có nhắc đến hợp đồng tương tự “ Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu bao gồm: tiêu chuẩn đánh giá về năng lực, kinh nghiệm trong trường hợp không áp dụng sơ tuyển; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật; tiêu chuẩn xác định giá đánh giá.” Các yếu tố được quy đổi trên cùng một mặt bằng để xác định giá đánh giá bao gồm: chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, lãi vay, tiến độ, chất lượng của hàng hóa hoặc công trình xây dựng thuộc gói thầu, uy tín của nhà thầu thông qua tiến độ và chất lượng thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó và các yếu tố khác. Theo đó, hợp đồng có tính chất tương tự có thể hiểu là hợp đồng có hàng hóa, giá trị hàng hóa, quy mô thực hiện tương tự với hợp đồng đã và đang thực hiện. Hợp đồng có quy mô tương tự : có thể hiểu quy mô thực hiện lớn hay nhỏ tương tự như hợp đồng đã và đang thực hiện. Pháp luật không quy định tương tự trong hợp đồng là giống bao nhiêu phần trăm, sự tương tự này tùy thuộc vào quy định trong hồ sơ mời thầu cụ thể. Hợp đồng tương tự không nhất thiết phải có đồng thời hàng hóa tương tự và giá trị tương tự, Nhà thầu chỉ kê khai nội dung tương tự với yêu cầu của gói thầu.
  1. Tiêu chuẩn cụ thể cũng như hướng dẫn về cách đánh giá kinh nghiệm của nhà thầu độc lập/liên danh tham dự thầu gói thầu xây lắp. hồ sơ mời thầu phải nêu rõ số lượng tối thiểu các hợp đồng tương tự mà nhà thầu đã hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành phần lớn với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ trong vòng một số năm nhất định để được đánh giá đạt về kinh nghiệm thực hiện gói thầu đang xét. Trong đó, khái niệm về hợp đồng tương tự được hướng dẫn theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà thầu mới thành lập nhưng có năng lực, kinh nghiệm tốt. Hợp đồng tương tự là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm: tương tự về bản chất và độ phức tạp; tương tự về quy mô công việc. “Tương tự về quy mô công việc” được hiểu là “có giá trị công việc xây lắp bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị công việc xây lắp của gói thầu đang xét”. Đối với các công việc đặc thù hoặc ở các địa phương mà năng lực của nhà thầu trên địa bàn còn hạn chế, có thể yêu cầu giá trị phần công việc xây lắp của hợp đồng trong khoảng 50% – 70% giá trị phần công việc xây lắp của gói thầu đang xét, đồng thời vẫn phải yêu cầu nhà thầu bảo đảm có hợp đồng thi công tương tự về bản chất và độ phức tạp đối với hạng mục chính của gói thầu.

Hiểu một cách đơn giản thì nhà thầu được đánh giá là đáp ứng về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự về quy mô khi thỏa mãn 1 trong 3 trường hợp sau, trong đó ví dụ số lượng hợp đồng tương tự theo yêu cầu của HSMT là N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu là V:

(1) Số lượng hợp đồng = N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu = V, như vậy tổng giá trị các hợp đồng tương tự là X = NxV;

(2) Số lượng hợp đồng ít hơn N, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu = V và tổng giá trị tất cả hợp đồng tương tự >= X;

(3) Một hợp đồng có giá trị tối thiểu = V và tổng giá trị tất cả hợp đồng tương tự >= X.

Như vậy, theo hướng dẫn trên, trường hợp (1) rất thông dụng, dễ hiểu, dễ tính nhưng trong thực tế chưa tạo thuận lợi cho nhà thầu mới, đối với hai trường hợp còn lại được hiểu là nếu trong hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét; quy mô của các hợp đồng tương tự tiếp theo được xác định bằng cách cộng các hợp đồng có quy mô nhỏ hơn nhưng phải bảo đảm các hợp đồng đó có tính chất tương tự với các hạng mục cơ bản của gói thầu đang xét.

Ví dụ đối với một gói thầu xây lắp, trong hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu phải hoàn thành tối thiểu 3 hợp đồng xây lắp có tính chất kỹ thuật tương tự gói thầu đang xét, mỗi hợp đồng có giá trị tối thiểu 7 tỷ đồng thì nhà thầu (có tư cách độc lập) được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tương tự nếu:

  • Đã hoàn thành 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với gói thầu đang xét, có giá trị tối thiểu 21 tỷ đồng.
  • Đã hoàn thành nhiều hơn 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với gói thầu đang xét, trong đó ít nhất 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu là 7 tỷ đồng và tổng giá trị các công trình tương tự không thấp hơn 21 tỷ đồng.

Đối với nhà thầu liên danh, việc đánh giá năng lực, kinh nghiệm của thành viên trong liên danh phải căn cứ vào phần công việc mà thành viên đó đảm nhận. Với ví dụ nêu trên trong trường hợp nhà thầu với tư cách là liên danh gồm 2 thành viên, mỗi thành viên đảm nhận thực hiện 50% giá trị gói thầu thì từng thành viên liên danh được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện hợp đồng tượng tự nếu:

  • Từng thành viên trong liên danh đã hoàn thành 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với gói thầu đang xét, có giá trị tối thiểu là 10,5 tỷ đồng.
  • Từng thành viên trong liên danh thực hiện nhiều hơn 1 hợp đồng có tính chất kỹ thuật tương tự với gói thầu, trong đó ít nhất có 1 hợp đồng có giá trị tối thiểu là 3,5 tỷ đồng và tổng giá trị các công trình tương tự của mỗi thành viên không thấp hơn 10,5 tỷ đồng.
  • Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm thì nhà thầu liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu.

Như vậy, có thể thấy pháp luật chỉ quy định yêu cầu về giá trị, quy mô và tính chất đối với hợp đồng tương tự mà không quy định hợp đồng phải được ký với đơn vị chính hay đơn vị phụ. Do đó, những hợp đồng này hoàn toàn có thể xem xét nếu như thỏa mãn các điều kiện thỏa mãn hồ sơ mời thầu.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Tổng quan về hợp đồng tương tự trong đấu thầu” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Bên mời thầu được áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp bao nhiêu lần?

Pháp luật đấu thầu không quy định giới hạn số lần áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp.

Tính chất tương tự là gì?

Theo quy định đó hợp đồng có tính chất tương tự có thể hiểu là hợp đồng có hàng hóa, giá trị hàng hóa, quy mô thực hiện tương tự với hợp đồng đã và đang thực hiện. Hợp đồng có quy mô tương tự có thể hiểu là quy mô thực hiện lớn hay nhỏ tương tự như hợp đồng đã và đang thực hiện

Giá trị gói thầu bảo nhiêu thì phải đấu thầu?

Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; 2. Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm