Tốt nghiệp cao đẳng có được làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ không?

bởi Đinh Tùng
Tốt nghiệp cao đẳng có được làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ?

Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Hoàng Mai P, hiện nay tôi đang làm việc tại một trung tâm ngoại ngữ. Sắp tới thì ở trung tâm có đợt bổ nhiệm vào chức vụ Giám đốc. Vậy luật sư cho tôi hỏi: Để được làm giám đốc của trung tâm ngoại ngữ thì chỉ cần tốt nghiệp cao đẳng thôi hay là phải cao hơn?. Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc “Tốt nghiệp cao đẳng có được làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Tốt nghiệp cao đẳng thì có được làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ?

Tại Khoản 2 Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định Giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học như sau:

2. Giám đốc trung tâm là người đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Có nhân thân tốt;

b) Có năng lực quản lý;

c) Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ).

Tốt nghiệp đại học tin học hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản theo Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông (đối với giám đốc trung tâm tin học).

Đảm bảo một trong hai Điều kiện quy định trên (đối với giám đốc trung tâm ngoại ngữ, tin học).

d) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.

Như vậy, tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc tốt nghiệp đại học có chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của luật là một trong những tiêu chuẩn cần phải có của một Giám đốc trung tâm ngoại ngữ. Nếu như tốt nghiệp cao đẳng thì chưa đủ tiêu chuẩn để trở thành Giám đốc của trung tâm ngoại ngữ.

Giám đốc trung tâm ngoại ngữ có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?

Theo Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc trung tâm ngoại ngữ như sau:

1. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của trung tâm.

2. Thành lập và bổ nhiệm nhân sự các trưởng bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ, các hội đồng tư vấn theo nội quy trung tâm.

3. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên và học viên của trung tâm theo quy định tại quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan.

4. Quyết định hoặc đề nghị việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học viên trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.

5. Quản lý tài chính và tài sản của trung tâm theo quy định của cấp có thẩm quyền thành lập trung tâm và theo quy định của pháp luật.

6. Cấp giấy xác nhận hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học do trung tâm tổ chức và chứng chỉ hoàn thành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học khi trung tâm có đủ Điều kiện theo các quy định về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7. Tổ chức lựa chọn hoặc xây dựng, biên soạn, thẩm định và ban hành chương trình, tài liệu dạy học đáp ứng nhu cầu của người học.

8. Được theo học các lớp chuyên môn, nghiệp vụ nâng cao trình độ và được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc trung tâm ngoại ngữ.

Tốt nghiệp cao đẳng có được làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ?
Tốt nghiệp cao đẳng có được làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ?

Giáo viên dạy học tại Trung tâm ngoại ngữ cần đáp ứng điều kiện nào?

Căn cứ Điều 18 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về vị trí và tiêu chuẩn của giáo viên, theo đó:

1. Giáo viên của trung tâm ngoại ngữ, tin học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, gồm giáo viên cơ hữu, giáo viên hợp đồng giáo viên là người Việt Nam, giáo viên là người bản ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể), người nước ngoài.

2. Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy tin học khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng cao đẳng sư phạm tin học trở lên;

b) Có bằng cao đẳng tin học trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

3. Giáo viên là người Việt Nam đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

b) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

4. Giáo viên là người nước ngoài dạy tin học: Có bằng cao đẳng tin học trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy tin học phù hợp.

5. Giáo viên là người bản ngữ dạy ngoại ngữ (đối với từng ngoại ngữ cụ thể): Có bằng cao đẳng trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

6. Giáo viên là người nước ngoài đủ Điều kiện dạy ngoại ngữ khi đạt một trong các tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ trở lên;

b) Có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp;

c) Có bằng cao đẳng trở lên, chứng chỉ năng lực ngoại ngữ từ bậc 5 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương và chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ phù hợp.

Như vậy, khi bạn muốn giảng dạy tại các Trung tâm anh ngữ thì phải đáp ứng một trong các điều kiện là có bằng cao đẳng sư phạm ngoại ngữ hoặc có bằng cao đẳng ngoại ngữ trở lên và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.

Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên dạy học tại Trung tâm ngoại ngữ, tin học là gì?

Tại Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm ngoại ngữ, tin học ban hành kèm theo Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên, cụ thể như sau:

1. Giảng dạy theo đúng mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; lên lớp đầy đủ, đúng giờ; quản lý học viên trong các hoạt động do trung tâm tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn của trung tâm.

2. Thực hiện các quyết định của giám đốc; chịu sự kiểm tra của giám đốc và các cấp quản lý giáo dục theo quy định; thực hiện nội quy của trung tâm và các quy định của Quy chế này.

3. Thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Được theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ; được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo các chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo; tích cực, chủ động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Được trung tâm tạo Điều kiện để thực hiện nhiệm vụ và tham gia quản lý trung tâm; được tham dự các cuộc họp xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các vấn đề có liên quan đến học viên của lớp mình phụ trách.

Theo đó, khi bạn là giáo viên tại các trung tâm ngoại ngữ thì bạn có các quyền hạn và nhiệm vụ theo quy định nêu trên.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Tốt nghiệp cao đẳng có được làm Giám đốc trung tâm ngoại ngữ?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Hệ cao đẳng là gì?

Cao đẳng là hình thức đào tạo cũng sau bậc THPT nhưng đi sâu vào thực hành nghề nghiệp. Trước năm 2017, các trường Cao đẳng được phân thành hai loại hình gồm cao đẳng chính quy và cao đẳng nghề. Cao đẳng chính quy đào tạo theo hình thức tập trung dưới dạng tín chỉ và niên chế và do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Trong hệ đào tạo chính quy, sinh viên sẽ được học song song lý thuyết và kỹ năng nhưng lý thuyết sẽ tối giản so với Đại học. Thông thường, đào tạo chính quy được thực hiện trong vòng 3 năm. 
Hệ đào tạo cao đẳng nghề cũng theo hình thức tập trung nhưng đi sâu vào trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên với 70% thời lượng thực hành trong suốt thời gian học. Mục đích chính của cao đẳng nghề chính là tập trung vào thực hành hơn là lý thuyết. Thông thường, với cao đẳng nghề, học viên sẽ phải trải qua thời gian học tập từ 2,5 đến 3 năm. Hiện nay, cao đẳng nghề mở rộng đào tạo các ngành nghề trên mọi lĩnh vực: quản trị, biên phiên dịch, dược, điều dưỡng, thiết kế, công nghệ thông tin cho đến kỹ thuật, ô tô, điện,…

Địa vị pháp lý của trường cao đẳng như thế nào?

– Trường cao đẳng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
– Trường cao đẳng là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.
– Trường cao đẳng hoạt động theo quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp, pháp luật giáo dục, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Các loại hình trường cao đẳng hiện nay?

Trường cao đẳng được tổ chức theo các loại hình sau đây:
a) Trường cao đẳng công lập;
b) Trường cao đẳng tư thục;
c) Trường cao đẳng có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ quan chủ quản trường cao đẳng công lập bao gồm:
a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;
b) Đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm