Hướng dẫn tra cứu cơ sở dữ liệu về cư trú cá nhân thay cho sổ hộ khẩu năm 2022

bởi Gia Vượng
Hướng dẫn tra cứu cơ sở dữ liệu về cư trú cá nhân thay cho sổ hộ khẩu năm 2022

Xin chào Luật sư X. Tôi được biết rằng khi thay thế, sử dụng sang căn cước công dân gắn chip sẽ thuận tiện trong quá trình tra cứu thông tin bởi việc này tích hợp nhiều thông tin của công dân. Vậy có những cách nào dùng để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu? Có dùng căn cước công dân để tra cứu thông tin cá nhân được không? Tra cứu cơ sở dữ liệu về cư trú ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại baì viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Sử dụng thẻ căn cước công dân để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu

Căn cứ theo quy định Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014 về nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân, cụ thể như sau:

Nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:

a) Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;

b) Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.

2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.

Như vậy, theo quy định trên thì thẻ căn cước công dân sẽ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, nơi tường trú.

Do đó, có thể sử dụng thẻ căn cước công dân để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu.

Ngoài ra, trên thẻ căn cước công dân còn có mã QR, chúng ta có thể dùng thiết bị quét mã QR trên thẻ căn cước công dân để xem những thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu như:

– Số Căn cước công dân;

– Số Chứng minh nhân dân cũ (nếu có);

– Họ và tên;

– Ngày tháng năm sinh;

– Giới tính;

– Địa chỉ thường trú;

– Ngày cấp Căn cước công dân.

Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân để tra cứu thông tin cá nhân

Thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, các cơ quan Công an cấp huyện đã được trang bị và đang sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

Hướng dẫn tra cứu cơ sở dữ liệu về cư trú cá nhân thay cho sổ hộ khẩu
Hướng dẫn tra cứu cơ sở dữ liệu về cư trú cá nhân thay cho sổ hộ khẩu

Thiết bị này cung cấp các thông tin về: Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Quê quán; Giới tính; Dân tộc; Tôn giáo; Quốc tịch; Địa chỉ thường trú; Họ tên của cha, mẹ, vợ hoặc chồng; Số chứng minh cũ; Ngày cấp và hết hạn của Căn cước công dân; Đặc điểm nhận dạng; ảnh chân dung; Vân tay; Số thẻ Căn cước công dân.

Việc sử dụng thiết bị đọc chip thẻ Căn cước công dân giúp cơ quan có thẩm quyền xác minh thông tin công dân một cách nhanh chóng, chính xác, đồng thời ngăn ngừa và phát hiện việc làm giả giấy tờ.

Sử dụng danh tính điện tử để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Danh tính điện tử công dân Việt Nam

Danh tính điện tử công dân Việt Nam gồm:

1. Thông tin cá nhân:

a) Số định danh cá nhân;

b) Họ, chữ đệm và tên;

c) Ngày, tháng, năm sinh;

d) Giới tính.

2. Thông tin sinh trắc học:

a) Ảnh chân dung;

b) Vân tay.

Theo quy định nêu trên, danh tính điện tử công dân Việt Nam sẽ có những thông tin cá nhân như số định danh cá nhân, họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính.

Do đó, hoàn toàn có thể sử dụng danh tính điện tử để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu.

Tra cứu cơ sở dữ liệu về cư trú thay cho sổ hộ khẩu được không?

Công dân có thể truy cập vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu.

Việc thực hiện tra cứu thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ gồm các bước sau đây:

– Bước 1: Truy cập địa chỉ website: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn.

– Bước 2: Đăng nhập tài Cổng dịch vụ công quốc gia

– Bước 3: Truy cập vào chức năng Thông tin công dân tại trang chủ và nhập các thông tin theo yêu cầu. Sau đó nhấn Tìm kiếm.

– Bước 4: Thông tin cơ bản về nhân thân và hộ khẩu của công dân sẽ hiện ra.

Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định như sau:

Xác nhận thông tin về cư trú

1. Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.

2. Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.

4. Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.

Theo quy định đó, công dân có quyền yêu cầu xác nhận thông tin cư trú và nội dung xác nhận thông tin cư trú gồm có thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.

Dó đó, có thể sử dụng giấy xác nhận thông tin cư trú để tra cứu thông tin cá nhân thay cho sổ hộ khẩu.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Hướng dẫn tra cứu cơ sở dữ liệu về cư trú cá nhân thay cho sổ hộ khẩu năm 2022”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý các vấn đề tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về cơ sở dữ liệu về cư trú như thế nào?

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định về cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
“3. Cơ sở dữ liệu về cư trú là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về cư trú của công dân, được số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu khác theo quy định của pháp luật.”

Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân bao gồm những thông tin gì?

Căn cứ vào Điều 9 Nghị định 62/2021/NĐ-CP về thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm:
1. Số hồ sơ cư trú.
2. Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú.
3. Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú.
4. Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng.
5. Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại.
6. Nơi lưu trú, thời gian lưu trú.
7. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình.
8. Quan hệ với chủ hộ.
9. Số định danh cá nhân.
10. Họ, chữ đệm và tên khai sinh.
11. Ngày, tháng, năm sinh.
12. Giới tính.
13. Nơi đăng ký khai sinh.
14. Quê quán.
15. Dân tộc.
16. Tôn giáo.
17. Quốc tịch.
18. Tình trạng hôn nhân.
19. Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.
20. Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp.
21. Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
22. Số Chứng minh nhân dân, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân.
23. Họ, chữ đệm và tên gọi khác.
24. Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân).
25. Tiền án.
26. Tiền sự.
27. Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng.
28. Người giám hộ.
29. Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư).
30. Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
31. Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã.
32. Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác.

Hệ thống cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm các hoạt động gì?

Căn cứ vào Điều 10 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định về hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú như sau:
Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú
1. Hệ thống Cơ sở dữ liệu về cư trú do Bộ Công an quản lý, được kết nối thống nhất, đồng bộ đến Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện và Công an cấp xã.
2. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về cư trú bao gồm các hoạt động:
a) Bố trí mặt bằng, xây dựng các công trình, lắp đặt máy móc, thiết bị;
b) Trang bị các trang thiết bị cần thiết;
c) Nâng cấp hạ tầng mạng;
d) Tổ chức cơ sở dữ liệu; xây dựng phần mềm quản lý, đăng ký cư trú;
d) Thu thập, chuẩn hóa, nhập dữ liệu;
e) Lưu trữ, sao lưu dự phòng, đồng bộ hệ thống, phục hồi dữ liệu; bảo mật, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong Cơ sở dữ liệu;
g) Đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu;
h) Vận hành, hiệu chỉnh, bảo trì, bảo dưỡng Cơ sở dữ liệu;
i) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

3/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm