Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào?

bởi Anh
Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào

Tôi hiện đang bị mất bằng lái xe và không nhớ số giấy phép lái xe. Tôi muốn thực hiện tra cứu giấy phép lái xe để có thể đăng nhập vào VNeID. Tuy nhiên tôi không biết là mình cần những thông tin gì để có thể thực hiện tra cứu được trên các kênh thông tin. Luật sư cho tôi hỏi có thể thực hiện tra cứu bằng tên được không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn đã được LSX giải đáp qua bài viết “Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào? ” dưới đây.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 12/2017/TT-BGTVT

Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào?

Giấy phép lái xe là giấy tờ mà bạn phải có mỗi khi muốn lưu thông các phương tiện nhất định qua đường. Tuy nhiên nhiều trường hợp thất lạc hoặc mất bằng lái xe có thể khiến bạn gặp nhiều khó khăn và muốn tra cứu thông tin này ngay lập tức. Vậy phải làm như thế nào để tra cứu bằng lái xe.

Tra cứu bằng lái xe trực tiếp trên trang web https://gplx.gov.vn/; là cách mới và cũng là cách nhanh chóng, tiện lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi muốn tra cứu bằng lái xe. Đây là trang thông tin điện tử chính thức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về việc tra cứu bằng lái xe, đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Giao thông vận tải Việt Nam – đảm bảo thông tin chính thống, chuẩn xác nhất.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Truy cập vào trang web https://gplx.gov.vn/;

Bước 2: Nhập các thông tin theo yêu cầu trong phần Tra cứu thông tin giấy phép lái xe trong đó:

– Loại giấy phép lái xe: 

+ GPLX Pet (có thời hạn): bao gồm các bằng lái xe của hạng A4, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE.

+ GPLX Pet (không thời hạn): bao gồm bằng lái xe của hạng A1, A2, A3.

+ GPLX cũ (làm bằng giấy bìa): bằng lái xe được cấp trước tháng 7/2013.

– Số giấy phép lái xe: nhập dãy số trên bằng lái xe.

– Ngày tháng năm sinh: nhập đúng theo trên bằng lái xe.

– Mã bảo vê: nhập mã bảo vệ của trang web.

Bước 3: Bấm “Tra cứu Giấy phép lái xe”. Lúc này kết quả sẽ có hai trường hợp:

– Nếu hệ thống trả về kết quả là bằng lái xe trùng khớp các thông tin với bằng lái xe của bạn là hợp lệ

– Nếu hệ thống trả về kết quả “Có lỗi. Không tìm thấy thông tin GPLX trong CSDL GPLX quốc gia!” thì có thể bạn đã nhập sai thông tin, hãy kiểm tra lại rồi bấm tra cứu thêm lần nữa. Nếu tất cả thông tin đều chính xác nhưng hệ thống vẫn thông báo lỗi thì bằng lái của bạn là bằng lái giả

>> Xem thêm: Chi phí kiểm định xây dựng

Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào
Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào

Tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS

Tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS chỉ hỗ trợ tra cứu các bằng lái PET. Bằng lái cũ bằng giấy bìa không thể tra cứu bằng cách này.

Bạn có thể tiến hành tra cứu bằng lái xe qua tin nhắn SMS như sau:

Soạn tin nhắn theo cú pháp

TC(dấu cách)dãy số trên bằng lái xe gửi đến 0936.083.578 hoặc 0936.081.778.

Ví dụ: TC AB123456xxx gửi 0936.083.578

Sau khi gửi tin nhắn thành công, bạn chờ một chút hệ thống sẽ gửi lại cho bạn tin nhắn bao gồm: thông tin bằng lái xe, hạng bằng lái, ngày hết hạn, số seri, trạng thái vi phạm,…

Lưu ý: bạn cần trả phí SMS từ 500 – 2000 đồng khi thực hiện tra cứu bằng lái xe bằng cách này

Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào
Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào

Tra cứu bằng lái xe bằng mã QR

Theo khoản 6 Điều 47 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi tại khoản 9 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT, bằng lái xe có thêm mã hai chiều (QR) được cấp từ ngày 01/06/2020. Mã này dùng để đọc, giải mã nhanh thông tin trên bằng lái.

Mã QR được in ở góc trái mặt sau của tất cả bằng lái xe PET của các hạng.

Bạn có thể tra cứu thông tin bằng lái xe của mình thông qua cách quét mã QR trên điện thoại thông minh như sau:

Bước 1: Mở phần mềm quét QR (Zalo, Barcode Việt, Quét mã QR,..)

Bước 2:  Đưa camera của điện thoại hướng vào mã QR trên giấy phép lái xe và quét mã.

Bước 3: Hệ thống trả kết quả thông tin của bằng lái như họ tên, ngày tháng năm sinh, hạng của bằng lái, nơi cấp bằng lái. Nếu quét không hợp lệ chứng tỏ bằng lái xe của bạn là giả!

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Tra cứu giấy phép lái xe theo tên như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tra cứu bằng lái xe khi quên số seri như thế nào?

Khi bạn quên số seri của bằng lái xe, bạn không thể tra cứu theo phương pháp trực tiếp tại Website của Cục Đường bộ Việt Nam hoặc tra cứu bằng tin nhắn bởi vì hai cách này đều yêu cầu có số seri của bằng lái xe.
Bạn vẫn có thể tra cứu được bằng cách tra cứu qua CCCD có gắn chip trên ứng dụng VNeID. Lưu ý, cách này chỉ áp dụng với những ai đã tích hợp thông tin giấy phép lái xe trên tài khoản định danh điện tử VNeID.
Bước 1: Tải VneID, đăng nhập vào ứng dụng. Nếu chưa có tài khoản thì phải đăng ký
Bước 2: Chọn tính năng quét mã QR sau đó đưa camera quét mã QR trên CCCD.
Bước 3: Hệ thống trả thông tin về bằng lái

Bằng B1 được lái những loại xe gì?

Hiện nay, pháp luật không định nghĩa cụ thể về “bằng lái xe”. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản, bằng lái xe hay giấy phép lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.
Theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT về phân hạng giấy phép lái xe, bằng B1 được lái những loại xe sau:
– Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Ô tô dùng cho người khuyết tật.
– Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
Ngoài ra, người có giấy phép lái xe các hạng B1 khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm