Thưa Luật sư X. Tên tôi là Quang Đạt, tôi hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Tháp. Được biết rằng pháp luật có quy định về việc quản lý thông tin của mỗi cá nhân dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia. Khi tra trên đó thì tập hợp các thông tin cơ bản của công dân được số hóa dựa trên CCCD của mình. Tôi vừa lấy CCCD đợt tuần trước và muốn thử tra thông tin của mình được số hóa có đúng hay không, tuy nhiên lại không biết cách tra cứu. Vậy, rất mong được Luật sư hồi đáp thông tin về vấn đề: Tra cứu thông tin cá nhân từ CMND/CCCD như thế nào?. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi đến chúng tôi. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Thông tin cá nhân là gì?
Thông tin cá nhân (TTCN) là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây: họ tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Chứng minh nhân dân là gì?
Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định về những đặc điểm nhận dạng riêng, và các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
CMND có hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt CMND in hoa văn màu xanh trắng nhạt.
Mặt trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.
Mặt sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhân dạng; ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người cấp; ký tên và đóng dấu.
Căn cước công dân được hiểu như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định như sau:
– Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.”
Như vậy, thẻ Căn cước công dân được hiểu một cách đơn giản là một loại giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, trong đó phải ghi rõ và có đầy đủ thông tin cá nhân của công dân.
Bên cạnh đó, nội dung thể hiện trên thẻ Căn cước công dân được quy định tại Điều 18 Luật này, cụ thể:
– Thẻ Căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
+ Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
+ Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
– Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể về quy cách, ngôn ngữ khác, hình dáng, kích thước, chất liệu của thẻ Căn cước công dân.
Quy định Nhà nước quản lý thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia
Tại Điều 3 Luật Căn cước công dân giải thích, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trong đó, Điều 10 Luật Căn cước công dân cũng nêu rõ, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung do Bộ Công an quản lý. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ là căn cứ để các cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân.
Khi công dân sử dụng Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tra cứu thông tin cá nhân từ CMND/CCCD như thế nào?
Để tra cứu thông tin cá nhân bằng CCCD/CMND bạn đọc có thể làm theo những bước sau
Bước 1: Truy cập vào hệ thống Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú
Truy cập Cổng dịch vụ công quản lý cư trú của Bộ Công an) có thể tại địa chỉ https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/
Bước 2: Đăng ký/đăng nhập tài khoản dịch vụ công quốc gia
Nếu chưa có tài khoản Dịch vụ công Quốc gia: Nhấn vào nút Đăng ký ở góc dưới cùng khung đăng nhập và làm theo hướng dẫn sau:
Chọn phương thức đăng ký
– Chọn cá nhân , doanh nghiệp hoặc cơ quan nhà nước.
Đối với công dân có thể đăng ký qua 01 trong 05 hình thức:
+ Đăng ký bằng mã số BHXH.
+ Đăng ký bằng số điện thoại (Số điện thoại đã đăng ký bằng CMND/CCCD với nhà mạng).
+ Đăng ký thông qua bưu điện VN.
+ Đăng ký bằng USB ký số.
+ Đăng ký bằng Sim ký số.
Nhập các thông tin hiện trên bảng và chọn Đăng ký.
Lưu ý: Những trường đánh dấu * là bắt buộc nhập.
- Nhập mã OTP được gửi về điện thoại.
- Nhập mật khẩu và nhận thông báo đăng ký thành công.
Nếu đã có tài khoản Dịch vụ công Quốc gia: Nhập tài khoản, mật khẩu và mã xác thực, sau đó nhấn Đăng nhập.
Bước 3: Tra cứu thông tin cá nhân bằng CCCD/CMND
Sau khi đăng nhập thành công, người dùng sẽ được trả về lại trang chủ của Cổng dịch vụ công quản lý lưu trú. Tại đây, nhấn chọn Thông tin công dân.
Sau đó, điền các trường thông tin bắt buộc gồm họ và tên, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/định danh cá nhân, số điện thoại, ngày sinh công dân và mã xác nhận rồi nhấn nút Tìm kiếm.
Bước 4: Xem thông tin cá nhân
Thông tin của công dân sẽ được hiển thị ngay bên dưới, bao gồm: Dân tộc, tôn giáo, nhóm máu, nơi đăng ký khai sinh, nơi ở thường trú, quê quán, nơi ở hiện tại, thông tin gia đình, tình trạng hôn nhân, thông tin chủ hộ,…
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Cách lấy dấu vân tay làm căn cước công dân như thế nào?
- Không lấy được vân tay khi làm căn cước công dân thì làm thế nào?
- Mẫu bản tự khai tại Tòa án khi ly hôn theo quy định 2023
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Tra cứu thông tin cá nhân từ CMND/CCCD chúng tôi cung cấp dịch vụ đổi tên căn cước công dân Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Tra cứu thông tin cá nhân từ CMND/CCCD như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo Thông tư 04/1999/TT-BCA(C13), CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.
Tuy nhiên mới đây, tại dự thảo Luật Căn cước công dân sửa đổi đã có đề xuất:
Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Họ tên đầy đủ của người tra số CMND/CCCD tên người nộp thuế.
Số CMND/ CCCD trùng với tên của người nộp thuế.
Tỉnh/ TP, quận/ huyện cư trú.
Số điện thoại.
Mã số thuế TNCN.
Nơi đăng ký quản lý thuế.
Ngày cấp MST.
Khoản 2 Điều 22 Luật công nghệ thông tin quy định “tổ chức, cá nhân không được cung cấp thông tin cá nhân của người khác cho bên thứ ba, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc có sự đồng ý của người đó”. Thêm vào đó, “cá nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm trong việc cung cấp thông tin cá nhân”.
Khoản 4 Điều 65 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP có quy định:
“4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;
b) Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;
c) Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo“.