Cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017. Vậy trách nhiệm bồi thường nhà nước trong quản lý hành chính được quy định như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2017.
Khái niệm trách nhiệm bồi thường nhà nước
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước trong hoạt động hành chính được hiểu là trách nhiệm bồi thương của nhà nước khi người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện các hoạt động chấp hành và điều hành nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đặc điểm trách nhiệm bồi thường nhà nước
Đặc điểm chung
- Là loại trách nhiệm có giới hạn;
- Chi trả bằng tiền;
- Bồi thường khi có yêu cầu của người thiệt hại.
Đặc điểm riêng
- Chủ thể thực hiện gây thiệt hại đến trách nhiệm bồi thường nhà nước là người thi hành công vụ trong hoạt đọng quản lý hành chính.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước phát sinh trên cơ sở hành vi trái pháp luật, có lỗi của người thi hành công vụ.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước được giới hạn áp dụng trong các hoạt động hành chính, có tính chất áp dụng pháp luật do Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định.
Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong quản lý hành chính
Căn cứ phát sinh Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước là tổng hợp các yếu tố do pháp luật quy định mà dựa vào đó có thể xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong hoạt động quả lý hành chính có phát sinh hay không.
Bao gồm:
- Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật.
- Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ phải thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước theo quy định của Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
- Có lỗi của người thi hành công vụ.
- Có thiệt hại thực tế xảy ra.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại thực tế xảy ra.
Thời hiệu yêu cầu bồi thường
Theo Điều 6 Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 quy định “Thời hiệu yêu cầu bồi thường” như sau:
Thời hiệu yêu cầu bồi thường là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này và trường hợp yêu cầu phục hồi danh dự.
Thời hiệu yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hành chính được xác định theo thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính.
Thời gian không tính vào thời hiệu yêu cầu bồi thường:
- Khoảng thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự làm cho người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 của Luật này không thể thực hiện được quyền yêu cầu bồi thường;
- Khoảng thời gian mà người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chưa có người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người đại diện đã chết hoặc không thể tiếp tục là người đại diện cho tới khi có người đại diện mới.
Người yêu cầu bồi thường có nghĩa vụ chứng minh khoảng thời gian không tính vào thời hiệu quy định tại khoản 3 Điều này của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017.
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường khi có đủ các căn cứ sau đây:
- Có một trong các căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng quy định tại khoản 2 Điều này;
- Có thiệt hại thực tế của người bị thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định của Luật này;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại.
Căn cứ xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây thiệt hại và yêu cầu bồi thường tương ứng bao gồm:
- Có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và có yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hoặc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự giải quyết yêu cầu bồi thường;
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đã xác định có hành vi trái pháp luật của người bị kiện là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có yêu cầu bồi thường trước hoặc tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại;
- Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự đã xác định có hành vi trái pháp luật của bị cáo là người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự và có yêu cầu bồi thường trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính quy định tại Điều 17 của Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 bao gồm:
- Bản án, quyết định của Tòa án có thẩm quyền xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ;
- Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại chấp nhận một phần hoặc toàn bộ nội dung khiếu nại của người khiếu nại;
- Quyết định hủy, thu hồi, sửa đổi, bổ sung quyết định hành chính vì quyết định đó được ban hành trái pháp luật;
- Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ bị tố cáo trên cơ sở kết luận nội dung tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo;
- Quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ trên cơ sở kết luận thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra;
- Quyết định xử lý kỷ luật người thi hành công vụ do có hành vi trái pháp luật;
- Văn bản khác theo quy định của pháp luật đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 3 của Luật này.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong quản lý hành chính“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, coi mã số thuế cá nhân, cấp phép bay flycam, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin xác nhận độc thân, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, đơn xin xác nhận tình trạng hôn nhân, tạm dừng công ty, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, trích lục khai tử, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, bảo hộ logo công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 1 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 thì:
Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.
Trong đó, thiệt hại có thể gồm thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo quy định.
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định:
“Người bị thiệt hại là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do người thi hành công vụ gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được quy định tại Luật này”.
Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là văn bản đã có hiệu lực pháp luật do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, trong đó xác định rõ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ hoặc là bản án, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc trường hợp được Nhà nước bồi thường.