Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ muốn tích góp tiền cho con khi con còn nhỏ. Việc mở tài khoản tiết kiệm cho con đứng tên để trang bị cho con một hành trang tương lai tốt , muốn con có được chi phí dư giả trong tương lai. Nhu cầu được mở tài khoản tiết kiệm cho con của cha mẹ được pháp luật tôn trọng và tạo điều kiện thực hiện. Bên cạnh đó những vấn đề pháp lý liên quan đến việc mở tài khoản tiết kiệm cho con cũng được các bậc cha mẹ quan tâm. Vậy khi mở tài khoản tiết kiệm thì trẻ em được đứng tên sổ tiết kiệm không?
Để giải đáp câu hỏi trên mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Sổ tiết kiệm được hiểu là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định sổ tiết kiệm như sau:
“Điều 7. Thẻ tiết kiệm
- Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.”
Theo đó, sổ tiết kiệm được hiểu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Nội dung sổ tiết kiệm bao gồm những nội dung gì?
Sổ tiết kiệm hay còn gọi là thẻ tiết kiệm được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng., đây được coi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tại tổ chức tín dụng. Sổ tiết kiệm bao gồm những nội dung cơ bản được quy định tại Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
“2. Nội dung Thẻ tiết kiệm
- a) Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:
- (i) Tên tổ chức tín dụng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng;
- (ii) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật;
- (iii) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
- (iv) Biện pháp để người gửi tiền, tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
- (v) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
- b) Ngoài các nội dung quy định tại điểm a khoản này, Thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định của tổ chức tín dụng.”
Đối chiếu quy định trên, sổ tiết kiệm bao gồm những nội dung nêu trên.
Trẻ em được đứng tên sổ tiết kiệm không?
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định người gửi tiền là người từ đủ 18 tuổi trở lên, là công dân việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật. Nếu công dân Việt Nam dưới 18 tuổi thì phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Công dân Việt nam từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Công dân Việt Nam dưới 15 tuổi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật mà thực hiện giao dịch gửi tiết kiệm phải thông qua người đại diện theo pháp luật; công dân Việt Nam có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch gửi tiết kiệm thì phải thông qua người giám hộ.
- Đối với việc quản lý tài sản riêng của con được quy định tại Khoản 1 Điều 76 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể: Trường hợp con đã đủ 15 tuổi trở lên thì con có thể tự mình quản lý tài sản thuộc sở hữu riêng của mình hoặc con nhờ cha mẹ quản lý tài sản thay cho con. Trường hợp con dưới 15 tuổi hoặc con bị mất năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ là người quản lý tài sản riêng cho con. Hoặc cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng cho con, khi con từ 15 tuổi trở lên hoặc khi con đã khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì cha mẹ hoặc người đang quản lý tài sản riêng của con phải giao lại cho con, trừ trường hợp giữa cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
- Đồng thời tại Khoản 4 Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định rằng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp tài sản liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký thì giao dịch thì phải được sự đồng ý người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, căn cứ những quy định trên có thể thấy đối với trẻ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, nếu có tiền được bố mẹ, ông bà, người thân thích tặng cho đã đủ điều kiện để mở sổ tiết kiệm, không cần thông qua sự đồng ý của bố mẹ. Với những trẻ ở độ tuổi này khi mở sổ tiết kiệm có thể nhờ bố mẹ quản lý hoặc tự mình quản lý tài sản đó. Còn với những trẻ dưới 15 tuổi khi mở sổ tiết kiệm phải được sự đồng ý của bố mẹ và được bố mẹ quản lý thay đến khi đủ tuổi theo quy định pháp luật.
Trình tự, thủ tục mở sổ tiết kiệm cho con dưới 18 tuổi
Để mở sổ tiết kiệm dành cho con dưới 18 tuổi cần lưu ý trình tự như sau:
Thứ nhất, với cá nhân từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể tự mình mở sổ tiết kiệm thì khi đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng cần xuất trình các giấy tờ , khách hàng cần đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất và xuất trình các giấy tờ: xuất trình CCCD hoặc CMND hoặc Hộ chiếu còn thời hạn, hiệu lực và các giấy tờ để chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình như: giấy tờ về việc tặng, cho được công chứng hoặc chứng thực, giấy tờ về thừa kế, các giấy tờ như hợp đồng học việc, kết quả trúng thưởng xổ sổ, … người thân, người giám hộ theo pháp luật của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi gửi tiết kiệm cho con nếu con không có đầy đủ những loại giấy tờ trên.
Thứ hai, với cá nhân dưới 15 tuổi hoặc trẻ dưới 18 tuổi nhờ cha mẹ gửi tiết kiệm, thì cha mẹ hoặc người giám hộ cho con thay mặt mở sổ tiết kiệm cho con cần phải cung cấp những giấy tờ liên quan sau: Giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người giám hộ/đại diện theo pháp luật; Giấy khai sinh của con hoặc các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ/đại diện theo pháp luật. Khi mở sổ tiết kiệm cho con đứng tên của con thì cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ là người trực tiếp quản lý, theo dõi khoản tiền này cho con.
Sau khi cung cấp đầy đủ thông tin vào “Giấy gửi tiết kiệm/Giấy tờ có giá” thì người gửi tiết kiệm hoặc người đại diện/người giám hộ cho con phải thực hiện các thủ tục khác theo sự hướng dẫn của giao dịch viên Ngân hàng.
- Xe khách nhồi nhét người ngày Tết bị xử phạt bao nhiêu?
- Thủ tục nhập học trường mầm non công lập trái tuyến năm 2023
- Thứ tự ưu tiên thanh toán khi thừa kế được quy định như thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng mới năm 2023
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Trẻ em được đứng tên sổ tiết kiệm không?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ làm thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ karaoke cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;
Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định về thừa kế thế vị tại Điều 652 và quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ theo Điều 653 Bộ luật dân sự 2015.
Lưu ý: Người được hưởng thừa kế không được thuộc các trường hợp không được hưởng di sản tại Điều 621 hoặc từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật này.