Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công theo quy định mới

bởi Bảo Nhi
Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công theo quy định mới

Tài sản được sử dụng bao giờ cũng sẽ bị thời gian làm cho hao mòn nhất định chính vì vậy việc sửa chữa, thay thế là tất yếu. Tài sản công dưới sự sử dụng và quản lý của cơ quan hành chính nhà nước cũng vậy. Nếu như đã đến thời hạn sử dụng hoặc tài sản bị hư hỏng không sửa chữa được kịp thời hoặc việc sửa chữa gây tốn kém hơn việc mua tài sản mới thay thế thì có thể sử dụng phương thức bán thanh lý tài sản cũ để lấy tiền đưa vào kho bạc nhà nước. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 151/2017/NĐ-CP

Khái niệm thanh lý tài sản công

Trong các phương thức thanh lý tài sản nhà nước được quy định tại Nghị định 151/2017/NĐ-CP, cơ quan hành chính nhà nước thanh lý tài sản công có thể chọn hình thức thanh lý là bán tài sản nhà nước, sau đây gọi là bán thanh lý tài sản. Khi thực hiện thanh lý tài sản công dưới hình thức bán thanh lý tài sản thì phải thực hiện thông qua việc đấu giá (trừ các trường hợp: tài sản của cơ quan hành chính nhà nước đã hết giá trị còn lại theo sổ kế toán; việc tham gia đấu giá tài sản đã hết thời hạn đăng ký).

Bán thanh lý tài sản được thực hiện theo một trong những phương thức sau: niêm yết giá, chỉ định, đấu giá.

Hồ sơ thực hiện thanh lý tài sản công

Cơ quan hành chính nhà nước thực hiện bán thanh lý tài sản cần thực hiện 01 bộ hồ sơ để đề nghị thanh lý tài sản gồm những giấy tờ sau đây:

+ 01 bản chính văn bản đề nghị thanh lý tài sản công: trong văn bản cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công nêu rõ những vấn đề về trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự kiến nếu xác định việc sửa chữa không hiệu quả thì dự toán chi phí sửa chữa tài sản là bao nhiêu.

+ 01 bản chính văn bản đề nghị thanh lý tài sản công: do cơ quan quản lý cấp trên lập, nếu có.

+ 01 bản chính danh mục tài sản đề nghị thanh lý: trong đó cần liệt kê loại tài sản, số lượng, giá ban đầu lúc mua, tình trạng của tài sản và giá trị còn lại theo sổ kế toán, lý do thanh lý.

+ 01 bản sao văn bản ghi nhận ý kiến của cơ quan chuyên môn về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa đối với tài sản là nhà và các công trình xây dựng khác chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng còn có thể sửa chữa được.

+ 01 bản sao các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản trong từng trường hợp cụ thể.

Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công

Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công theo quy định mới
Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công theo quy định mới

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 151/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật quản lý, sử dụng tài sản công thì Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công được quy định như sau:

“Điều 29. Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản công

1. Khi có tài sản công hết hạn sử dụng theo chế độ mà phải thanh lý; tài sản công chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản); nhà làm việc hoặc tài sản khác gắn liền với đất phải phá dỡ để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng hoặc các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản công, gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) xem xét, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này xem xét, quyết định.

Hồ sơ đề nghị thanh lý tài sản gồm:

a) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công (trong đó nêu rõ trách nhiệm tổ chức thanh lý tài sản; dự toán chi phí sửa chữa tài sản trong trường hợp xác định việc sửa chữa không hiệu quả): 01 bản chính;

b) Văn bản đề nghị thanh lý tài sản công của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có): 01 bản chính;

c) Danh mục tài sản đề nghị thanh lý (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý): 01 bản chính;

d) Ý kiến bằng văn bản của cơ quan chuyên môn có liên quan về tình trạng tài sản và khả năng sửa chữa (đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng chưa hết hạn sử dụng nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được): 01 bản sao;

đ) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị thanh lý tài sản (nếu có): 01 bản sao.

2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 28 Nghị định này quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý không phù hợp. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thẩm định về đề nghị thanh lý tài sản trong trường hợp việc thanh lý tài sản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.

Nội dung chủ yếu của Quyết định thanh lý tài sản công gồm:

a) Cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý;

b) Danh mục tài sản thanh lý (chủng loại, số lượng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; lý do thanh lý);

c) Hình thức thanh lý tài sản (phá dỡ, hủy bỏ, bán);

d) Quản lý, sử dụng tiền thu được từ thanh lý tài sản (nếu có);

đ) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.

3. Trong thời hạn 60 ngày (đối với nhà làm việc và các tài sản khác gắn liền với đất), 30 ngày (đối với tài sản khác), kể từ ngày có quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý tổ chức thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 30, Điều 31 Nghị định này.

4. Việc thanh toán tiền mua tài sản (nếu có) và nộp tiền vào tài khoản tạm giữ tại kho bạc nhà nước thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 24 Nghị định này (trong trường hợp bán đấu giá), khoản 6 Điều 26 Nghị định này (trong trường hợp bán niêm yết, bán chỉ định).

5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan nhà nước có tài sản thanh lý hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 126, Điều 127 Nghị định này.”

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công

Được quy định tại Điều 28 Nghị định 151/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

“Điều 28. Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công

Thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương.

2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý tài sản công tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trình tự thủ tục thanh lý tài sản công” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như thủ tục thành lập trung tâm từ thiện. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tài sản công theo quy định được pháp luật phân loại ra sao?

Tại Điều 4 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 về phân loại tài sản công cụ thể:
Tài sản công tại Luật này được phân loại như sau:
– Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh của cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội, trừ tài sản quy định tại khoản 4 Điều này (sau đây gọi là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị);
– Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng là các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình kết cấu hạ tầng xã hội và vùng đất, vùng nước, vùng biển gắn với công trình kết cấu hạ tầng, bao gồm: hạ tầng giao thông, hạ tầng cung cấp điện, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạ tầng đô thị, hạ tầng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, hạ tầng thương mại, hạ tầng thông tin, hạ tầng giáo dục và đào tạo, hạ tầng khoa học và công nghệ, hạ tầng y tế, hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao, hạ tầng du lịch và hạ tầng khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản kết cấu hạ tầng);
– Tài sản công tại doanh nghiệp;
– Tài sản của dự án sử dụng vốn nhà nước;
– Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật bao gồm: tài sản bị tịch thu; tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế và tài sản khác thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật Dân sự; tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước; tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động; tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án;
– Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối nhà nước;
– Đất đai; tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, kho số viễn thông và kho số khác phục vụ quản lý nhà nước, tài nguyên Internet, phổ tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý theo quy định của pháp luật.

Thiếu trách nhiệm gây thất thoát tài sản công bị xử lý như thế nào?

Thứ nhất: Xử lý hình sự
Tội này được quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự như sau:
“Điều 219. Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí1. Người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng hoặc xử phạt vi phạm hành chínhvề hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:a) Vì vụ lợi;b) Có tổ chức;c) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;d) Gây thất thoát, lãng phí từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.3. Phạm tội gây thất thoát, lãng phí 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Căn cứ Điều 179 Bộ luật Hình sự quy định:
“Điều 179. Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp1. Người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, vì thiếu trách nhiệm mà để mất mát, hư hỏng, lãng phí gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trị giá 2.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại của 3 bị cáo trên bị tuyên phạt từ 2 – 3 năm tù.
Thứ hai: Trách nhiệm dân sự
Yêu cầu liên đới bồi thường.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm