Trình tự thủ tục xuất khẩu kim cương thô theo quy định 2023

bởi Bảo Nhi
Trình tự thủ tục xuất khẩu kim cương thô theo quy định 2023

Kim cương là một trong những loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao, chính bỏi vì vậy, nên việc kiểm tra xuất khẩu kim cương thô được Nhà nước quản lý rất gắt gao và phức tạp. Theo đó, thương nhân khi làm thủ tục xuất khẩu kim cương thô phải nộp cho cơ quan Hải quan những loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc người được uỷ quyền của thương nhân đồng thời sẽ phải có kèm bản chính để đối chiếu. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục xuất khẩu kim cương thô” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT

Khái niệm về kim cương thô

Kim cương thô là kim cương chưa được chế tác hoặc chỉ mới được cắt, chẻ, hoặc để nguyên và thuộc các phân nhóm 7102.10, 7102.21 và 7102.31 trong Hệ thống mã HS. Như vậy, kim cương thô là kim cương chưa được chế tác hoặc chỉ mới được cắt, chẻ, hoặc để nguyên.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện khi làm thủ tục xuất khẩu

Khi làm thủ tục xuất khẩu, doanh nghiệp phải xin cấp giấy chứng nhận KP cho lô hàng kim cương để nộp cho cơ quan hải quan cùng với bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu.

Thành phần, số lượng hồ sơ cần chuẩn bị

Thành phần hồ sơ

– Bản gốc và một (01) bản sao Giấy chứng nhận KP do Phòng quản lý xuất nhập khẩu cấp.

– Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về Hải quan (tờ khai ….).

Số lượng hồ sơ

01 bộ như đã được hướng dẫn ở trên

Trình tự thủ tục xuất khẩu kim cương thô

Trình tự thủ tục xuất khẩu kim cương thô theo quy định 2023

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư liên tịch 14/2009/TTLT-BCT quy định về thủ tục xuất khẩu kim cương thô như sau:

– Bước 1: doanh nghiệp xin cấp giấy chứng nhận KP (Kimberley Process) cho lô hàng kim cương tại phòng quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương.

– Bước 2: Doanh nghiệp đăng ký tờ khai Hải quan xuất khẩu (HQXK) lô hàng kim cương thô.

– Bước 3: Cơ quan Hải quan thực hiện kiểm tra hồ sơ và thủ tục hải quan theo quy định chung.

– Bước 4: Cơ quan Hải quan gửi thông báo qua e-mail tới địa chỉ giao dịch thư điện tử của Phòng quản lý xuất nhập khẩu và địa chỉ kimberleyvn@moit.gov.vn, về nội dung Giấy chứng nhận KP và thực tế xuất khẩu của lô hàng kim cương thô.

Cơ quan thực hiện thủ tục xuất khẩu kim cương

– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan.

– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.

– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan.

– Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Công Thương.

Thời gian giải quyết hồ sơ xuất khẩu kim cương thô

– Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan năm 2014.

– Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Hải quan năm 2014, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:

a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục xuất khẩu kim cương thô”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Đổi tên khai sinh Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Người nước ngoài có được mang vàng vào Việt Nam không?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư số 11/2014/TT-NHNN quy định về việc mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu. Theo đó thì:
– Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu không được phép mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu. Trường hợp cá nhân nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh.
– Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Tại điều 3 quy định Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới:
– Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới không được mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành biên giới, giấy thông hành nhập xuất cảnh, chứng minh thư biên giới được đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác; trường hợp tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.
Tại điều 4 quy định mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh trong trường hợp định cư: “Cá nhân nước ngoài được phép định cư ở Việt Nam khi nhập cảnh mang theo vàng nguyên liệu, vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ có tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.”
Như vậy, căn cứ theo quy định tại Thông tư 11/2014/TT-NHNN thì cá nhân khi nhập cảnh vào VN không được mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu, được đeo trên người vàng trang sức, mỹ nghệ phục vụ nhu cầu trang sức như các loại: nhẫn, dây, vòng, hoa tai, kim cài và các loại trang sức khác; trường hợp tổng khối lượng từ 300g (ba trăm gam) trở lên phải khai báo với cơ quan Hải quan.

Cơ quan thực hiện thủ tục hải quan nhập khẩu kim cương?

+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Hải quan
+ Cơ quan phối hợp (nếu có): Bộ Công Thương.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm