Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không năm 2023?

bởi MinhThu
Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không

Với đôi mắt ưa chuộng cái đẹp của con người chúng ta, thì ai cũng muốn mình đẹp mọi lúc mọi nơi, đến nỗi có những câu như “thời trang phanh thời tiết”,… Tuy nhiên đó là thời tiết chúng ta có thể chịu được nhưng đánh đổi an toàn của bản thân khi tham gia giao thông là một việc hết sức nguy hiểm, việc sử dụng những loại mũ bảo hiểm không đạt chuẩn như mũ bảo hiểm lưỡi trai là một sự đánh đổi không xứng đáng. Vậy mà vẫn có những chỉ vì đẹp, vì rẻ mà không chịu mua và đội những loại mũ đạt chuẩn theo quy định pháp luật mà đội những loại mũ thời trang, mũ không đạt chuẩn. Vậy Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt như thế nào?

LSX sẽ giải đáp những câu hỏi trên ở trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Nghị định 123/2021/NĐ-CP

Mũ bảo hiểm là gì?

Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa…..Mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết…) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ…).

Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn. Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này.

Tại Việt Nam khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe điện thì bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không
Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không

Các loại mũ bảo hiểm bị cấm gồm những loại nào?

Đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, mũ bảo hiểm có chức năng bảo vệ vùng đầu và gần như là dụng cụ bảo vệ duy nhất đối với cơ thể khi xảy ra tai nạn. Các loại mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, mũ bảo hiểm giả chắc chắn sẽ không đủ khả năng bảo vệ đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, thậm chí gây chấn thương nặng hơn. Bởi vậy việc chuẩn bị cho mình những chiếc mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.

Theo Điều 1 Thông tư 02/2014/TT-BKHCN Về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28 tháng 04 năm 2008 Về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” như sau:

“Điều 1. Sửa đổi Điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện ‘Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy’ như sau:

Điều 2. Mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự xe mô tô, xe máy, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy) sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ”.

Như vậy, theo quy định trên ta thấy những loại mũ bảo hiểm không có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì bị cấm, không được đưa vào lưu thông trên thị trường.

Thế nào là mũ bảo hiểm đúng quy định?

Mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông là mũ có đủ các tính năng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, cụ thể:

  • Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, bao gồm:
  • Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;
  • Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;
  • Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;
  • Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.
  • Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.

Mũ bảo hiểm lưỡi trai là gì?

Mũ bảo hiểm lưỡi trai là loại mũ bảo hiểm có kiểu dáng thiết kế mũ nửa đầu, phần phía trước nhô ra như một chiếc mũ lưỡi trai thời trang.

Quy định về mũ bảo hiểm lưỡi trai đạt chuẩn

Hiện nay, Thông tư 04/2021/TT-BKHCN ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy phải đáp ứng với TCVN 5756:2017.

Căn cứ mục 3 TCVN 5756:2017 thì mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy là mũ có đầy đủ các đặc tính kỹ thuật như sau:

Bao gồm 4 bộ phận chính:

  • Vỏ mũ là phần vỏ cứng bên ngoài, có tác dụng ngăn chặn các va đập trực tiếp vào đầu người đội;
  • Đệm hấp thụ xung động bên trong thân mũ (đệm bảo vệ) có tác dụng giảm chấn động tới đầu người đội mũ;
  • Quai đeo để cố định mũ;
  • Lớp vải lót bên trong để đảm bảo dễ chịu cho người sử dụng.

Ngoài ra còn có các phụ kiện không bắt buộc như kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm,…

Kích thước lưỡi trai:

Kích thước kưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai (trên mặt phẳng đối xứng của mũ) không được lớn hơn:

  • 70 mm đối với lưỡi trai rời tháo lắp được;
  • 50 mm đối với lưỡi trai liền khối với vỏ mũ.

Yêu cầu kỹ thuật:

Vật liệu chế tạo mũ bảo hiểm phải đảm bảo mũ không thay đổi đáng kể hình dạng và chức năng bảo vệ của mũ do ảnh hưởng của thời tiết, nhiệt độ và các điều kiện sử dụng khác như: nắng, mưa, bụi, mồ hôi, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, các loại hóa chất, mỹ phẩm…

Quai đeo và khóa mũ phải làm bằng các vật liệu không có khả năng gây thương tổn đến da người sử dụng.

  • Khối lượng mũ, kể cả các bộ phận kèm theo đối với mũ bảo hiểm che nửa đầu là không lớn hơn 1,0 kg (đối với mũ cỡ dạng đầu 4, 5, 6, 7, 8 và 9) và không lớn hơn 0,8 kg (đối với mũ cho cỡ dạng đầu 1, 2 và 3)
  • Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận kèm theo phải nhẵn, không có vết nứt hoặc gờ cạnh sắc.
  • Đầu đinh tán không được cao hơn bề mặt phía ngoài của vỏ mũ 2 mm, không được có các gờ cạnh nhọn, sắc. Không được sử dụng các đinh tán có đầu nhọn. Không được sử dụng các bu lông ốc vít bằng kim loại để ghép nối các bộ phận của mũ.
  • Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ của đầu.
  • Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động.
  • … (Xem thêm tại mục 5 TCVN 5756:2017
  • Ghi nhãn và thể hiện dấu hợp quy CR

Nhãn gắn trên mũ phải rõ ràng và không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển và sử dụng. Nội dung bắt buộc của nhãn bao gồm:

  • Tên hàng hóa: “Mũ bảo hiểm dùng cho người đi mô tô, xe máy”;
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Cỡ mũ: Chu vi vòng đầu;
  • Tháng, năm sản xuất;
  • Kiểu mũ;
  • Định lượng: Khối lượng mũ và dung sai khối lượng;
  • Hướng dẫn sử dụng (nội dung hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng mũ được ghi trực tiếp trên mũ hoặc in trên chất liệu không thấm nước gắn trên mũ hoặc trong bản hướng dẫn sử dụng kèm theo);
  • Thông tin cảnh báo (nếu có)

Đối với mũ nhập khẩu, nếu trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc tương ứng được dịch từ nhãn gốc của mũ sang tiếng Việt và bổ sung những nội dung bắt buộc còn thiếu theo quy định nêu trên, tên và địa chỉ của cơ sở nhập khẩu mũ. Nhãn gốc của mũ phải được giữ nguyên.

Cách nhận biết mũ bảo hiểm lưỡi trai đạt chuẩn

Trên đây là những tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm nói chung và mũ bảo hiểm lưỡi trai đạt chuẩn nói riêng. Tuy nhiên, rất khó để xác định mũ bảo hiểm như nào là đạt chuẩn. Mặc dù không chắc chắn có thể kiểm tra chính xác mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không nhưng chúng ta có thể thông qua quan sát bằng mắt thường để kiểm tra độ an toàn của mũ bảo hiểm như sau:

  • Mũ bảo hiểm chất lượng phải có tem hợp quy CR được in rõ ràng, sắc nét, còn mũ kém chất lượng thì không có hoặc có thì cũng là tem giả rất sơ sài, mờ và dễ bong tróc.
  • Mũ phải có đầy đủ các bộ phận: vỏ mũ, mút xốp, lớp lót, dây mũ và khóa an toàn.
  • Lớp mút xốp của mũ không đạt chuẩn thường rất mềm, bị lún nếu ta ấn tay vào và rất dễ bị bong ra, một số loại thậm chí còn không có cả mút lót. Lớp mút của mũ tiêu chuẩn rất dày và chắc, có độ đàn hồi cao, độ kết dính với vỏ mũ cũng rất cao.
  • Các chi tiết như khóa mũ, lớp lót,… đều sẽ được khắc, in hay thêu logo hoặc tên thương hiệu.
  • Mũ phải có tem của nhà sản xuất ghi rõ các thông tin của mũ như trọng lượng, kích cỡ, nhà sản xuất,…

bằng mắt thường, chỉ có thể xác định mũ bảo hiểm đạt chuẩn nếu có đủ 03 lớp: Vỏ mũ; Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ); Quai đeo…

Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?

Tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

  1. Bổ sung điểm đ, điểm e vào sau điểm d khoản 4 Điều 8 như sau:

“đ) Người điều khiển xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

e) Chở người ngồi trên xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.”.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 8 quy định phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm.

Theo quy định trên thì pháp luật hiện hành chỉ xử phạt đối với người điều khiển xe và chở người trên xe không đội mũ bảo hiểm và đội mũ bảo hiểm nhưng không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông với mức xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Ngoài ra, pháp lệnh hiện hành không đặt ra quy định xử phạt đối với hành vi đội mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù vậy, việc sử dụng mũ bảo hiểm nói chung hay mũ bảo hiểm lưỡi trai nói riêng không đạt tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ rủi ro với chính bản thân những người đội mũ bảo hiểm đó cũng như những người tham gia giao thông khác trong trường hợp không may xảy ra sự cố tai nạn.

Vì vậy, để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, chúng ta cần lựa chọn mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận đạt chuẩn và tem mác kiểm định đầy đủ.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mục đích sử dụng đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Mức phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm mới nhất

Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bị xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm:
Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện nay, người vi phạm quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có thể bị phạt tối đa lên đến 600.000 đồng.

Trẻ em bao nhiêu tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?

Tại Điểm o Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em từ 06 tuổi trở lên sẽ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm