Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông như thế nào?

bởi Hương Giang
Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Mũ bảo hiểm là vật dụng dùng để bảo vệ đầu khi không may xảy ra tai nạn trong quá trình tham gia lưu thông trên đường. Nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng cho người tham gia giao thông, pháp luật quy định bắt buộc người dân phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các loại phương tiện nhất định. Nhiều độc giả thắc mắc không biết pháp luật quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông như thế nào? Điều khiển loại phương tiện nào phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông? Đội mũ bảo hiểm kém chất lượng có bị phạt không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Mũ bảo hiểm là gì?

Mũ bảo hiểm là một món đồ bảo hộ được sử dụng để bảo vệ phần đầu của người đội. Nó giúp chúng ta tránh khỏi những chấn thương về não bộ và hệ thần kinh khi xảy ra va chạm. Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.

Căn cứ Tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5756:2017, Mũ bảo hiểm được phân thành 4 loại như sau:

  • Mũ che nửa đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên của người đội mũ (Hình 1a).
  • Mũ che ba phần tư đầu: mũ có kết cấu bảo vệ phần đầu phía trên và một phần đầu phía sau của người đội mũ (Hình 1b).
  • Mũ che cả đầu và tai: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu và vùng tai của người đội mũ (Hình 1c);
  • Mũ che cả đầu, tai và hàm: mũ có kết cấu bảo vệ phần phía trên của đầu, vùng tai và cằm của người đội mũ (Hình 1d).

Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông như thế nào?

Điều khiển loại phương tiện nào phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Đồng thời, khoản 2 Điều 31 Luật này cũng quy định:

  1. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

Theo đó, những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm (thì không bị xử phạt):

  • Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
  • Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
  • Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.

Trẻ em bao nhiêu tuổi phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?

Tại Điểm o Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được bổ sung bởi Điểm b Khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

  1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, theo quy định trên thì trẻ em từ 06 tuổi trở lên sẽ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Trường hợp nào không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không bị xử phạt?

Tuy nhiên, Nghị định 100/2019 loại trừ không xử phạt 3 trường hợp không đội mũ bảo hiểm sau:

1- Chở người bệnh đi cấp cứu;

2- Chở trẻ em dưới 06 tuổi;

3- Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Quy định về mức xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định Mức xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông như sau:

Mức phạt đối với người điều khiển phương tiện

Căn cứHành viMức phạt
Điểm i khoản 2 Điều 6Điều khiển xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm400.000 – 600.000 đồng
Điểm k khoản 2 Điều 6Chở người ngồi trên xe mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm
Điểm d khoản 2 Điều 8Điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Điểm đ khoản 2 Điều 8Chở người ngồi trên xe đạp máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

Mức phạt người ngồi sau xe không đội mũ bảo hiểm

Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng gồm:

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Như vậy, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng.

Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông có bị giữ bằng lái xe không?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định như sau:

  1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:….

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.

Cụ thể quy định của khoản 6 Điều này là trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt.

Tuy nhiên, nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ trên, người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định ….

Như vậy, nếu không đội mũ bảo hiểm, người điều khiển xe máy còn có thể tạm giữ giấy phép lái xe nhằm đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.

Đội mũ bảo hiểm kém chất lượng có bị phạt không?

Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

  1. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

l) Chở hàng vượt trọng tải thiết kế được ghi trong Giấy đăng ký xe đối với loại xe có quy định về trọng tải thiết kế;

m) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần.

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Trong quy định trên, pháp luật chỉ đưa ra mức phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm và không có quy định mức hình phạt đối với người đội mũ bảo hiểm kém chất lượng. Do đó, việc sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn hãy lưu ý sử dụng các sản phảm mũ bảo hiểm có chất lượng tốt.

Mời bạn xem thêm

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không?

Người điều khiển xe đạp điện vẫn phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Mức phạt với hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện là từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Chở trẻ em trên 06 tuổi không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định, người điều khiển phương tiện chở trẻ em trên 06 tuổi mà không đội mũ bảo hiểm sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Chỉ có người ngồi trước thì mới phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông?

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:
Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP những đối tượng sau đây tham gia giao thông bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm:
Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;
Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;
Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện.
Như vậy, có ba nhóm đối tượng khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm