Trình tự thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2 mới

bởi Bảo Nhi
Trình tự thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2 mới

Lý lịch tư pháp xác minh hiện tại cá nhân có hay không có án tích để phục vcho công tác quản lý nhân sự, hoạt động này để đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã, hay các hoạt động khác để bổ sung vào những hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Phiếu lý lịch tư pháp số 2 được cấp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành tố tụng cùng với cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó có thể biết được nội dung cần có trong lý lịch tư pháp của mình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Các loại phiếu lý lịch tư pháp

Theo Khoản 1 Điều 41 Luật Lý lịch tư pháp 2009, phiếu lý lịch tư pháp gồm có:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1 cấp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thuộc nhóm 1, 3.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng thuộc nhóm 2.

Đối tượng có quyền yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp?

Theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định các chủ thể có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cụ thể:

– Nhóm 1: Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

– Nhóm 2: Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

– Nhóm 3: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Hồ sơ làm lý lịch tư pháp số 2

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp theo Mẫu số 03/2013/TT-LLTP; Mẫu số 04/2013/TT-LLTP.
  • Bản chụp Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu, hoặc nộp bản sao công chứng. 

Lưu ý: 

Cá nhân có thể ủy quyền để làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp với Giấy ủy quyền theo quy định. Trường hợp người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là cha mẹ, vợ chồng, con của người được cấp phiếu thì không cần giấy ủy quyền. 

Văn bản ủy quyền trong trường hợp làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì phải được công chứng. Người được ủy quyền phải xuất trình CCCD/CMND/Hộ chiếu khi làm thủ tục.

Trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch số 2, cá nhân không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục. 

Người được miễn hoặc giảm phí làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp phải xuất trình đầy đủ giấy tờ chứng minh. 

Thời hạn cấp phiếu lý lịch không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp công cân đã cư trú tại nhiều nơi hoặc có thời gian sống ở nước ngoài, phải xác minh điều kiện được xóa án tích thì thời hạn cấp phiếu không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ.

Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2

Trình tự thực hiện thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2 mới

Như vậy, để được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì cá nhân cần chuẩn bị:

– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2;

– Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp

Theo đó, nộp hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 tại các cơ quan sau:

– Công dân Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi thường trú; trường hợp không có nơi thường trú thì nộp tại Sở Tư pháp nơi tạm trú; trường hợp cư trú ở nước ngoài thì nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú trước khi xuất cảnh;

– Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam nộp tại Sở Tư pháp nơi cư trú; trường hợp đã rời Việt Nam thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.

Ngoài ra, theo quy định pháp luật nêu trên thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Thời gian làm lý lịch tư pháp

Nếu làm lý lịch tư pháp trực tiếp ở Sở tư pháp, thì thời gian xử lý hồ sơ là không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp cần xác minh thì cũng không quá 15 ngày.

Còn nếu bạn áp dụng cách làm lý lịch tư pháp qua bưu điện, thì cần thêm thời gian chuyển phát nhanh. Do vậy dự kiến khoảng 3 tuần bạn sẽ nhận được kết quả.

Nói chung, nếu tự làm lý lịch tư pháp, bạn sẽ mất từ 2 – 3 tuần mới nhận được kết quả. Đây là khoảng thời gian khá dài.

Lệ phí làm lý lịch tư pháp

Lệ phí làm lý lịch tư pháp được quy định tại Thông tư số 244/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó,

– Phí cấp phiếu lý lịch tư pháp: 200.000 đồng/phiếu;

– Phí làm lý lịch tư pháp cho sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ (gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ (hoặc chồng), con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi dưỡng liệt sỹ): 100.000 đồng/người;

– Ngoài ra, trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu để bù đắp chi phí cần thiết cho việc in mẫu Phiếu lý lịch tư pháp.

Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp phiếu lý lịch tư pháp:

– Người cao tuổi theo quy định của Luật người cao tuổi;

– Người khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật;

– Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

– Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Thủ tục làm lý lịch tư pháp số 2” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào được miễn lệ phí?

Dưới đây là một số trường hợp công dân được miễn lệ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp:
Người cao tuổi đủ 60 tuổi trở lên.
Công dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
Người khuyết tật theo quy định.
Người thuộc hộ nghèo theo quy định.
Người cư trú tại địa phương đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp nào từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp?

Theo Điều 49 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về việc cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
– Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;
– Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật Lý lịch tư pháp 2009;
– Giấy tờ nộp kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.
Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm