Trồng cần sa bị xử lý như thế nào theo quy định năm 2023?

bởi Ngọc Trinh
Trồng cần sa bị xử lý như thế nào

Điều gì cũng như một con dao hai lưỡi, luôn có mặt lợi và mặt hại. Trong cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay: về chất lượng đời sống, về khoa học công nghệ, về kinh tế,… tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có những tệ nạn xã hội mà Nhà nước và người dân cần chung tay góp sức đẩy lùi. Nào là tệ nạn trộm cắp, hiếp dâm,… một trong số đó phải kể đến như là tội nặng nhất đó chính là buôn bán, trồng cây cần sa, ma túy. Pháp luật quy định rất cụ thể về việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng này. Vậy sau đây hãy cùng LSX đi tìm hiểu theo quy định năm 2023 trồng cần sa bị xử lý như thế nào nhé!

Căn cứ pháp lý

Trồng cây cần sa có vi phạm quy định pháp luật không?

Các quy định về những hành vi bị cấm trong khi thực hiện phòng, chống ma túy được quy định tại Điều 5 Luật phòng chống ma túy 2021 như sau:

  • Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
  • Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
  • Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
  • Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần trái quy định của pháp luật.
  • Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
  • Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
  • Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
  • Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
  • Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.
  • Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.

Như vậy, hành vi trồng cây cần sa là hành vi vi phạm pháp luật được nêu trong điều cấm của luật.

Quy định năm 2023 trồng cần sa bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 247 Bộ luật hình sự 2015 quy định: Người nào trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác do chính phủ quy định có chứa chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây (Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định), thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Đã được giáo dục 02 lần và đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Với số lượng từ 500 cây đến dưới 3.000 cây.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Với số lượng 3.000 cây trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Người nào phạm tội thuộc khoản 1 Điều này, nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó, hành vi trồng cây cần sa cũng được quy định trong Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

Trồng cần sa bị xử lý như thế nào
Trồng cần sa bị xử lý như thế nào

Liên quan đến ma túy cần sa thì có hành động nào là hợp pháp không?

Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:

– Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;

– Vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;

– Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.

Tội sản xuất trái phép chất ma túy bị xử lý ra sao?

Người nào sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 200 mililít;
  • Tái phạm nguy hiểm;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm đ đến điểm h khoản này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 200 mililít đến dưới 750 mililít;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm đ khoản này.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
  • Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
  • Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
  • Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
  • Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Trồng cần sa bị xử lý như thế nào”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả đặc biệt là áp dụng vào các trường hợp xử lý hành vi vi phạm tội này. Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng và chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hành vi trồng cây cần sa có bị đi tù không?

Hành vi trồng cây cần sa có thể sẽ bị đi tù nếu thuộc các trường hợp như có tổ chức, đã bị xử lý rồi nhưng vẫn còn tái phạm, trồng với số lượng lớn. Hành vi này có thể bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm hoặc từ 03 năm đến 07 năm.

Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi trồng cây cần sa là bao nhiêu?

Theo quy định của pháp luật thì Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy. Như vậy, mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi này có thể lên đến 10.000.000 đồng.

Tàng trữ 10kg lá cần sa bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 thì người tàng trữ lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây cooca có khối lượng từ 10kg đến 25kg thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm