Trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực là gì?

bởi Nguyen Duy
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực là gì

Chào Luật sư, tôi có mở một tiệm cafe muối bước vào hoạt động nay đã 3 tháng, nhận thấy quán đang rất được khách hàng quan tâm và tình hình kinh doanh rất tốt. Cũng chính vì thế tôi muốn đi đăng ký nhãn hiệu cho cafe muối của mình, tuy nhiên tôi có nghe về trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực. Vậy đăng ký nhãn hiệu không trung thực là gì? Tiêu chí để xác định nhãn hiệu không trung thực ra sao? Xin được tư vấn.

Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.

Căn cứ pháp lý

Đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu sản phẩm dùng để phân biệt hàng hóa, sản phẩm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh khác nhau nhằm mục đích cho biết ai là người sản xuất ra những loại sản phẩm đó. Nhãn hiệu dùng cho sản phẩm, hàng hóa thường được gắn trên chính hàng hóa hoặc trên bao bì của hàng hóa đó.

Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm là thủ tục xác lập quyền cho nhãn hiệu của các sản phẩm, hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất nhằm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu thì đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm được phân nhóm từ nhóm 01 đến nhóm 34.

Trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực là gì?

Thứ nhất: Không sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký

Như đã nói hiện nay chưa có bất kỳ quy định nào của pháp luật để giải thích trường hợp nào được coi là không trung thực khi đăng ký nhãn hiệu cả. Tuy nhiên tại Điều 15.3 Hiệp định Trips có quy định các quốc gia thành viên có thể coi việc sử dụng nhãn hiệu như là điều kiện của việc cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Kể từ này nộp đơn, người nộp đơn phải đưa ra được các bằng chứng về việc sử dụng nhãn hiệu hoặc có ý định sử dụng nhãn hiệu trong 3 năm nếu không việc đơn đăng ký có thể bị từ chối. Như vậy việc không sử dụng nhãn hiệu không phải là điều kiện đủ để khẳng định việc đăng ký nhãn hiệu không trung thực.

Nhưng căn cứ này vẫn được áp dụng để xác định việc có hay không việc không trung thực tại thời điểm nộp đơn để bảo vệ quyền của những người nộp đơn sau. Bởi khi nhãn hiệu được nộp đơn bởi một chủ thể nào đó mà không sử dụng nhãn hiệu một cách thực tế cho các hoạt động thương mại thì rất có thể việc nộp đơn đó không trung thực, chỉ nhằm mục đích thu lợi bất chính.

Thứ hai: Không trung thực trong việc xác định phạm vi bảo hộ

Vấn đề này được hiểu là trong quá trình đăng ký những danh mục hàng hóa được bảo hộ, chủ đơn đã đăng ký thừa những danh mục sản phẩm mà doanh nghiệp chưa sản xuất, chưa có mục đích kinh doanh những sản phẩm đó.

Thứ ba: Đôi khi động cơ không trung thực của người nộp đơn còn được thể hiện qua mục đích khiến cho chủ sở hữu thực của nhãn hiệu rơi vào những hoàn cảnh bất lợi (ngăn cản hoạt động thương mại hợp pháp liên quan tới nhãn hiệu).

Mục đích của việc quy định đăng ký nhãn hiệu không trung thực

Quy định về việc đăng ký nhãn hiệu không trung thực (dụng ý xấu) nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ sở hữu nhãn hiệu thực sự và là cơ sở để các chủ sở hữu nhãn hiệu có căn cứ bảo vệ quyền và lợi ích chính đang của mình, đòi lại quyền sở hữu nhãn hiệu một cách hợp pháp. Sở dĩ. Luật Sở hữu trí tuệ thêm quy định mới như vậy là nhằm giải quyết các xung đột được quy định ngay trong chính Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể:

Quy định về đăng ký nhãn hiệu không trung thực nhằm hạn chế việc đầu cơ khi đăng ký nhãn hiệu của một số chủ thể khi có thông tin liên quan đến các nhãn hiệu có khả năng phát triển trong tương lai tại thị trường Việt Nam.
Quy định về đăng ký nhãn hiệu không trung thực là cơ sở để các chủ sở hữu sử dụng quyền phản đối đăng ký nhãn hiệu hoặc yêu cầu hủy bỏ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu khi có người chiếm dụng thiếu trung thực và dụng ý xấu để lấy lại nhãn hiệu của mình.
Hạn chế việc chủ sở hữu nhãn hiệu thực sự phải chứng minh hoặc chỉ được chấp nhận khi có bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng chủ đơn đăng ký nhãn hiệu không trung thực đã biết rõ về nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu đích thực thông qua mối quan hệ hợp tác kinh doanh (như hợp đồng mua bán, hợp đồng đại lý…).
Hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền sở hữu nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu đích danh.
Quy định về nguyên tắc nộp đơn đầu tiên “first-to-file”, theo đó, cho phép cấp văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn sớm nhất, kể cả người đó nộp đơn đăng ký nhãn hiệu không trung thực, việc nộp đơn nhằm chiếm dụng quyền sở hữu hợp pháp của người sử dụng nhãn hiệu, hoặc nhãn hiệu đã có trên thị trường quốc tế, Việt Nam nhưng chưa xác lập quyền. Do đó, quy định về đăng ký nhãn hiệu không trung thực nhằm hạn chế các chủ thể lợi dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên để chiếm dụng nhãn hiệu của chủ thể khác để trục lợi bất hợp pháp.
Quy định về đăng ký nhãn hiệu không trung thực hỗ trợ chủ sở hữu bảo vệ quyền lợi của mình, tránh bị thiệt hại thâm chí phải mua lại nhãn hiệu của chính mình với các chi phí không đáng có, thậm chí phải từ bỏ việc phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam.

Tiêu chí xác định đăng ký nhãn hiệu không trung thực

Trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực là gì
Trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực là gì

Hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có quy định chi tiết các tiêu chí xác định việc đăng ký nhãn hiệu không trung thực. Tuy nhiên, chúng tôi đang kỳ vọng sẽ sớm có quy định tại Nghị định, thông tư hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022. Tham chiếu các quy định một số nước trên thế giới, có thể đưa ra các tiêu chí xác định việc đăng ký nhãn hiệu không trung thực như sau:

Sao chép giống hoặc tương tự nhãn hiệu nổi tiếng của chủ thể khác;
Dịch nhãn hiệu sang Tiếng Việt hoặc Tiếng nước ngoài thông dụng để đăng ký nhãn hiệu nổi tiếng của chủ thể khác tại Việt Nam;
Đăng ký không trung thực ngay chính nhãn hiệu của đối tác, bạn hàng của mình khi thấy họ chưa đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
Đăng ký các nhãn hiệu của chủ thể khác đã có sức ảnh hưởng đến thị phần về dòng sản phẩm hoặc đã có danh tiếng tại một hoặc một số vùng lãnh thổ nhất định.
Đăng ký nhãn hiệu vi phạm các quyền sở hữu trí tuệ khác mà chủ sở hữu chưa thực hiện đăng ký nhãn hiệu như: Tên thương mại, quyền tác giả, tên miền, chỉ dẫn thương mại,….;
Tự ý đại diện chủ sở hữu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu mà không có sự đồng ý của họ hoặc khi chủ sỡ hữu yêu cầu chuyển nhượng, thay đổi thông tin đăng ký nhãn hiệu nhưng không hợp tác thực hiện;
Các hành vi có dụng ý xấu, không trung thực khác khi đăng ký nhãn hiệu gây xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu hợp pháp.

Cách bảo đảm không vi phạm việc đăng ký nhãn hiệu không trung thực

Để chắc chắn cho quy trình này thì tốt nhất nên sử dụng hình thức thông qua đơn vị đại diện. Vì nếu tự thực hiện đăng ký thì người tiến hành sẽ không thể hiểu hết những quy định. Từ đó dẫn đến những sai lầm, sai phạm không đáng có. Nếu những sai phạm mắc phải nghiêm trọng sẽ làm cho văn bằng nếu được cấp cũng có khả năng bị từ chối ngay sau đó. Vừa mất nhiều thời gian, công sức, không mang lại lợi ích gì. Kèm theo đó là khả năng chủ đơn có thể bị xử lý về những sai lầm nghiêm trọng của mình.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đềTrường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực là gì?đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Đăng ký bảo hộ logo bắc giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Xử lý trường hợp đăng ký nhãn hiệu không trung thực?

Trong trường hợp phát hiện hành vi đăng ký nhãn hiệu không trung thực Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sễ hủy bỏ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong trường hợp đã cấp Giấy chứng chận.

Cần chuẩn bị hồ sơ gì để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

Để tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền, cần chuẩn bị Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay còn gọi là đơn đăng ký nhãn hiệu cần phải có các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trong đó phải có Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) làm theo mẫu số: 04-NH (02 bản);
Mẫu nhãn hiệu (5 mẫu kèm theo, ngoài 1 mẫu được gắn trên Tờ khai);
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức) (01 bản);
Giấy ủy quyền nộp đơn, nếu có (01 bản);
Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn (01 bản);
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/ Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt (tên, biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra; dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng; huy chương, hoặc ký hiệu đặng trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghệ của người khác) (01 bản).

Tại sao cần tra cứu nhãn hiệu trước khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền?

Tra cứu tìm ra nhãn hiệu có tương tự với các nhãn hiệu của các chủ thể khác đã đăng ký hay không. Đồng thời đánh giá khả năng nhãn hiệu nộp đơn có được cấp bằng bảo hộ.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm