Trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội, bao lâu thì mất?

bởi Tình
Trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội, bao lâu thì mất?

Thưa LSX, tôi là Nam, tôi có câu hỏi thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội như sau: Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 03 năm, tuy nhiên hiện tại tôi gặp vài khó khăn về vấn đề tài chính – kinh tế. Tôi không đủ tiền để duy trì đóng bảo hiểm xã hội được 02 tháng nay, tôi rất quan tâm về việc không đóng bảo hiểm xã hội có bị mất không? Trường hợp tôi không đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì mất ạ? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Chúng tôi cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi. Mời anh cùng LSX chúng tôi tìm hiểu về Trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội, bao lâu thì mất? qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là một chính sách quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội, được Chính phủ thiết lập nhằm đảm bảo việc thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp tình huống mất giảm thu nhập do bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tuổi già hoặc tử vong. Cơ chế hoạt động của bảo hiểm xã hội dựa trên việc đóng tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Người dân có thể tham gia bảo hiểm xã hội theo hai hình thức: bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động và người sử dụng lao động là những đối tượng bắt buộc phải tham gia. Hình thức bảo hiểm này áp dụng cho những người lao động có hợp đồng lao động kéo dài từ một tháng trở lên, cũng như các cán bộ, công chức và viên chức nhà nước.

Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia có thể lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia có thể hưởng chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp khi gặp tình trạng tử vong. Hình thức bảo hiểm này thường áp dụng cho người lao động tự do và những người không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.

Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì mất?

Một vấn đề được thắc mắc trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội hiện nay, cụ thể là khi ngừng đóng hay không đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động rất lo sợ bị mất. Vậy nếu không đóng BHXH trong một thời gian thì có mất được hay không? Tại nội dung dưới đây, LSX sẽ cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc.

Quy định của pháp luật hiện hành chỉ ra: Với trường hợp người lao động nghỉ việc, ngưng đóng BHXH mà chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc không nhận BHXH 1 lần thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH. Nhà nước đưa ra quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người lao động, đặc biệt thời gian đóng BHXH sẽ tự động được bảo lưu khi dừng đóng mà không cần làm thủ tục nào.

Ngưng đóng BHXH có mất khoảng thời gian trước đóng BHXH không?

Những Điều luật trong các bộ luật hiện hành quy định về thời gian bảo lưu BHXH:

Điều 61 Luật BHXH 2014 chỉ ra quy định về điều kiện bảo lưu thời gian đóng BHXH:

“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, thì thời gian đóng BHXH là thời gian được tính từ khi NLĐ bắt đầu đóng BHXH cho đến khi dừng đóng. Trường hợp NLĐ đóng BHXH không liên tục thì thời gian đóng BHXH là tổng thời gian đã đóng BHXH.

Như vậy, trường hợp tạm dừng đóng BHXH thì thời gian đóng BHXH được bảo lưu và cộng dồn khi tiếp tục tham gia BHXH chứ không bị mất đi và cũng không bao giờ bị hủy mã số BHXH hay thời gian đóng BHXH.

Các cách duy trì BHXH khi đã ngừng đóng BHXH nhiều năm?

Trường hợp đã ngừng đóng BHXH nhiều năm mà muốn đóng tiếp để sau này hưởng hưởng hưu khi về già, người lao động có thể đăng ký tiếp tục tham gia BHXH theo một trong 02 cách sau

Cách 1. Ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp để được đóng BHXH bắt buộc

Theo khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ được đóng BHXH bắt buộc.

Mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động là 8% tiền lương tháng. Hằng tháng, người lao động đóng tiền bảo hiểm cho doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp chuyển số tiền này cho cơ quan BHXH.

Trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội, bao lâu thì mất?

Cách 2. Đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại địa phương

Thay vì đi làm để đóng BHXH bắt buộc, người lao động cũng có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện tại địa phương nơi mình cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Theo Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người lao động có thể chọn đóng bảo hiểm xã hội theo các phương thức sau:

  • Đóng hàng tháng.
  • Đóng 03 tháng/lần.
  • Đóng 06 tháng/lần.
  • Đóng 12 tháng/lần.
  • Đóng không quá 05 năm/lần.
  • Đóng 1 lần cho số năm còn thiếu (không quá 10 năm) để hưởng lương hưu.

Mức đóng BHXH tự nguyện được tính bằng 22% mức thu nhập mà người đó chọn đóng bảo hiểm. Người lao động còn được nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH tự nguyện để khuyến khích tham gia.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề không đóng bảo hiểm xã hội, bao lâu thì mất chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Trường hợp không đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì mất?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về chuyển đổi đất ao vườn sang đất thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người lao động có những trách nhiệm gì khi tham gia bảo hiểm xã hội?

Tại Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trách nhiệm của người lao động được quy định như sau:
– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
– Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
– Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Người lao động có quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội?

Khi tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau:
– Được tham gia và hưởng các chế độ theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội và nhận lại sổ khi không còn làm việc.
– Nhận lương hưu và trợ cấp đầy đủ, kịp thời theo các hình thức sau: nhận trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền; nhận thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng; nhận thông qua công ty, tổ chức nơi làm việc hay người sử dụng lao động
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp: đang hưởng lương hưu, nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản, nhận con nuôi, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hay trợ cấp ốm đau.
– Chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được thanh toán chi phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội.
– Ủy quyền nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người khác.
– Được cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội theo định kỳ; yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp thông tin về việc đóng và quyền được hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội.
– Người tham gia được khiếu nại, tố cáo và khởi kiện bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật.   

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là ai?

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm