Theo quy định hiện hành, khi tích lũy đủ ít nhất 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), người lao động sẽ có cơ hội được nhận lương hưu khi về già. Vậy nếu chưa đóng đủ hời gian đó thì người lao động có được đóng bù BHXH tự nguyện không? Hãy cùng Luật sư X trả lời qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 9 và Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, người lao động sẽ được đóng bù BHXH tự nguyện nếu thuộc trường hợp đóng bù BHXH cho những năm còn thiếu khi đủ tuổi nghỉ hưu hoặc đóng bù cho thời gian đã tham gia BHXH tự nguyện gián đoạn.
Trường hợp 1: Đóng bù BHXH tự nguyện cho những năm còn thiếu khi đã đủ tuổi nghỉ hưu
Điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 134 quy định, người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định được đóng một lần cho những năm còn thiếu nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
Theo đó, để được đóng bù BHXH tự nguyện trong trường hợp này, người lao động phải đáp ứng đồng thời điều kiện đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định và thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 10 năm (120 tháng).
Lúc này, người lao động sẽ được đóng bù để tích lũy đủ 20 năm BHXH và được giải quyết hưởng lưu hưu hằng tháng.
Trường hợp 2: Đóng bù cho thời gian đã tham gia BHXH tự nguyện gián đoạn
Khoản 3 Điều 12 Nghị định 134 quy định, quá thời điểm đóng BHXH mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Theo đó, nếu đang đóng BHXH tự nguyện mà có thời gian gián đoạn do không đóng BHXH đúng hạn thì người lao động sẽ được đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó.
Việc đóng bù sẽ giúp người lao động nhanh chóng tích lũy đủ ít nhất 20 năm tham gia BHXH để hưởng lương hưu khi đủ tuổi.
Mức đóng bù BHXH tự nguyện là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 9 và Điều 11 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH, mức đóng bù BHXH sẽ được tính như sau:
Mức đóng bù BHXH tự nguyện | = | Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoạn | x | (1 + r)i |
Trong đó:
– Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoạn được xác định như sau:
Tổng mức đóng của các tháng còn thiếu/gián đoạn | = | 22% | x | Mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện | x | Số tháng |
– r: Lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng được công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
– i: Số tháng chậm đóng/gián đoạn.
Ví dụ: Ông A tham gia BHXH tự nguyện từ tháng 3/2021 với mức thu nhập chọn đóng là 05 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên ông A chỉ tham gia đến hết tháng 9/2021 thì dừng không đóng. Đến tháng 02/2022, ông A tới cơ quan BHXH để đăng ký tiếp tục tham gia BHXH và đề nghị đóng bù cho quãng thời gian từ tháng 10/2021 đến tháng 1/2022 (4 tháng).
Căn cứ Thông báo 89/TB-BHXH ngày 13/01/2022 của BHXH Việt Nam, mức lãi suất từ quỹ đầu tư từ quỹ BHXH năm 2021 là 4,39%/năm, tương đương 0,3658%/tháng.
Theo đó, số tiền mà ông A cần đóng bù sẽ được tính như sau:
– Tổng mức đóng của các tháng bị gián đoạn = 22% x 05 triệu đồng x 4 tháng = 4,4 triệu đồng.
– Mức đóng bù BHXH tự nguyện = 4.400.000 đồng x (1 + 0,3658%)4 = 4.464.735 đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Đóng bảo hiểm 20 năm rút được bao nhiêu tiền?
- Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?
- Nộp sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền?
- Đối tượng nào không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Trường hợp nào được đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. BHXH đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc. Người tham gia BHXH sẽ được hưởng quyền lợi khi bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trong đó có người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, bạn thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo quy định.
Căn cứ Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ- BHXH:
“Điều 46. Cấp và quản lý sổ BHXH
2. Cấp lại sổ BHXH
2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng.
2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.
2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng”.
Theo đó, sổ BHXH được cấp lại trong trường hợp mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BH thất nghiệp chưa hưởng.