Tự ý gắn con dấu website có làm sao không?

bởi Hương Giang
Tự ý gắn con dấu website có làm sao không

Con dấu website hay còn gọi là logo website đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người xem, người truy cập vào trang web nhận biết được website. Không thể bỏ qua logo website khi thiết kế website. Vậy pháp luật quy định về việc gắn con dấu website như thế nào? Liệu Tự ý gắn con dấu website có làm sao không? Mức xử phạt đối với hành vi tự ý gắn con dấu website là bao nhiêu? Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để được giải đáp những vấn đề này nhé.

Căn cứ pháp lý

Con dấu website là gì?

Con dấu website (hay còn gọi là Logo website) là một từ Tiếng Anh đã được Việt hóa, nó có nghĩa là biểu tượng thương hiệu. Logo website là một hình ảnh được thiết kế riêng biệt, độc đáo và được đặt ở đầu trang của website. 

Logo website giúp phân biệt web này với các web khác. Sâu xa hơn, nó tượng trưng cho bộ mặt của tổ chức sở hữu web. Khi người khác nhìn vào logo đó, họ nhận ra ngay đây là thương hiệu nào.

Các loại hình phải công bố với Bộ công thương

Như các bạn đã biết thì hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng internet ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt thông qua các website bán hàng, sàn thương mại điện tử.

Do sự phổ biến và phát triển nhanh chóng thì buộc nhà nước cần có cơ chế quản lý, giám sát hoạt động nhằm đảm bảo an toàn trong các giao dịch và đối tượng chịu trách nhiệm. Hoạt động đăng ký hay thông báo website là hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm quản lý các đơn vị chủ sở hữu website hoạt động thương mại điện tử.

Và tất nhiên, nếu doanh nghiệp đủ điều kiện mà không thực hiện nghĩa vụ Thông báo này thì có nghĩa họ đang vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính. Người tiêu dùng khi vào các website này cũng cần lưu ý.

Tự ý gắn con dấu website có làm sao không? Mức xử phạt đối với hành vi tự ý gắn con dấu website?

Chế tài đối với với hành vi giả mạo thông tin đăng ký sàn thương mại điện tử hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP là mức xử phạt có thể lên đến 40.000.000 đồng.

Trong đó; hành vi giả mạo thông tin đăng ký sàn thương mại điện tử hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các hành vi như: Giả mạo thông tin đăng ký hoặc không tuân thủ các quy định về hình thức; quy cách công bố thông tin đăng ký;

Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website/ ứng dụng  thương mại điện tử khi chưa được những chương trình này công nhận; Sử dụng các đường dẫn; biểu trưng hoặc công nghệ khác trên website/ ứng dụng thương mại điện tử để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân; tổ chức; cá nhân khác; Sử dụng đường dẫn để cung cấp những thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website/ ứng dụng  có gắn đường dẫn này.

Quy trình tạo con dấu website đã thông báo Bộ Công Thương

Các bước tiến hành đăng ký logo với Bộ công thương thực chất là thủ tục đăng ký website với Bộ Công thương được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Thương nhân; tổ chức đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử của Bộ Công thương.

Để đăng ký; thương nhân cần cung cấp những thông tin sau: 

  • Tên thương nhân; tổ chức. 
  • Số đăng ký kinh doanh;… 
  • Địa chỉ trụ sở của thương nhân; tổ chức
  • Một số thông tin cá nhân khác

Bước 2: Xác nhận tài khoản

Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày điền đầy đủ thông tin theo Bước 1; khách hàng sẽ nhận được thông báo xác nhận đăng ký của Bộ Công thương.

Bước 3: Khai báo loại hình dịch vụ

Sau khi được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống; cá nhân/tổ chức tiến hành đăng nhập; chọn chức năng Đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; tiến hành khai báo thông tin theo mẫu và đính kèm hồ sơ đăng ký theo quy định.

Bước 4: Phản hồi thông tin đăng ký

Trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc; Bộ công thương sẽ gửi thông tin phản hồi thông qua địa chỉ hòm thư điện tử đã đăng ký với nội dung

Bước 5: Bộ Công thương xác nhận đăng ký logo của doanh nghiệp

Trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ giấy hợp lệ; xác nhận hoàn tất quá trình đăng ký logo với Bộ công thương.

Tự ý gắn con dấu website có làm sao không
Tự ý gắn con dấu website có làm sao không

Cách chèn logo đã đăng ký Bộ Công Thương vào website

Sau khi thực hiện thủ tục đăng ký website với Bộ công thương theo các bước như đã hướng dẫn ở trên. Nếu nội dung hồ sơ đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của Pháp luật, Thương nhân/tổ chức sẽ nhận được kết quả đăng ký thông quá thông báo trên tài khoản (hệ thống online.gov.vn); hoặc thông qua email đã đăng ký trên hệ thống của Bộ Công thương.

Nội dung kết quả đăng ký Thương nhân/ tổ chức nhận được sau khi đăng ký xong bao gồm cả mã code để gán lên website đã đăng ký. Thương nhân/ tổ chức cần kiểm tra kỹ nội dung thông báo kết quả để không bỏ qua thông tin này.  

Việc Thương nhân/ tổ chức cần làm khi đã nhận được mã code là chèn logo bang mã code vào Footer của website (như hình bên dưới) và gắn link thông tin của doanh nghiệp trên hệ thống của Bộ Công Thương vào logo đã gán trên website để khi nhấp chọn vào logo sẽ dẫn đến trang thông tin doanh nghiệp và website, ứng dụng đã đăng ký. 

Trong email từ Bộ Công Thương sẽ có 2 link là: link hình logo và link doanh nghiệp của bạn trên Bộ Công Thương.

Tại sao website của bạn nên có “Đã đăng ký với Bộ Công Thương”

Lý do website của bạn nên có “Đã đăng ký với Bộ Công Thương” là bởi vì:

Đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của Pháp Luật

Tuân thủ theo thông tư số 47/2014/TT-BCT ban hành ngày 05/12/2014, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ban hành ngày 16/05/2013 và Nghị định số 185/2013/ND-CP về các quy định xử phạt hành chính đối với các hoạt động thương mại ban hành ngày 15/11/ 2013 có quy định rõ tất cả các website có hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử đều sẽ phải thực hiện đăng ký hoặc thông báo với Bộ Công Thương.

Mang lại sự uy tín cho doanh nghiệp

Những website đã được thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương thực hiện thành công sẽ có con dấu xác nhận được gắn đường link tại trang của cơ quan này. Nhờ đó website của bạn sẽ được nâng cao uy tín và tăng cường độ an toàn và sự yên tâm cho khách hàng truy cập để mua bán, giao dịch hàng hóa hay dịch vụ.

Nâng tầm thương hiệu cho bạn hay công ty bạn

Lý do tiếp theo nên thực hiện thủ tục đăng ký con dấu này chính là bởi thương hiệu cá nhân hoặc công ty, doanh nghiệp sẽ được nâng thêm một tầm mới. Bởi khi đã thực hiện thủ tục này thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đã tuân thủ theo đúng pháp luật. Đồng thời các dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa được bán hoặc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, website cá nhân hay doanh nghiệp đã được công nhận bởi Bộ Công Thương. Từ đó được phép quảng cáo và phân phối. Nhờ thế người tiêu dùng cũng an tâm và tin tưởng hơn với sản phẩm của bạn cung cấp ra.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ LSX

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề Tự ý gắn con dấu website có làm sao không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ đăng ký mã số thuế cá nhân thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa con dấu website“Đã đăng ký với Bộ công thương” là gì?

Như đã nói ở trên, sẽ có 2 loại hình để “công bố” trang web đối với Bộ Công Thương, bao gồm:
Con dấu xanh: “Đã thông báo với bộ công thương”
Con dấu đỏ: “Đã đăng ký với bộ công thương”

Hai con dấu “Đã đăng ký với Bộ công thương” khác nhau ở điểm nào?

Đối với con dấu màu xanh dương thì là biểu tượng dành cho website thực hiện xúc tiến thương mại và tự quảng cáo, bán hàng hóa của chính công ty mình. Ví dụ như: Lsx.vn chẳng hạn. “Bán” dịch vụ pháp lý do chính Công ty Luật LSX cung cấp.
Đối với con dấu màu đỏ thì là biểu tượng dành cho các website liên quan đến sàn thương mại điện tử, trang đấu giá, khuyến mại. Ở đây, chủ sở hữu website tạo một “chợ online”, sàn giao dịch, một Hub để kết nối người mua và người bán. Chủ sở hữu website sẽ không bán hàng hóa mà quản lý hoạt động giao dịch. Ví dụ: Lazada, shopee …

Lợi ích của việc sử dụng con dấu website đã thông báo với Bộ Công Thương?

1. Chủ sở hữu website: 
Việc gắn logo này sẽ góp phần nâng cao uy tín của website của doanh nghiệp. + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Lượt truy cập, đăng tin mua bán hàng hóa, dịch vụ cũng nhiều hơn từ đó sàn giao dịch điện tử sẽ được mở rộng hơn với nhiều đối tượng khác nhau.
2. Người tiêu dùng: 
Tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng an tâm và tin tưởng vào thương hiệu của doanh nghiệp.
Là căn cứ pháp lý dễ nhận biết nhất ngay trên trang website để phát hiện những trang Website giả mạo.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm