Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề đang rất phát triển hiện nay khi mà nền công nghệ số ngày càng được mở rộng phát triển và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đời sống. Để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì Nhà nước ta đã đưa ra một số chính sách ưu đãi cho nhóm đối tượng này. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu về vấn đề ” Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp công nghệ thông tin” qua bài viết dưới đây của LSX nhé.
Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp
Nộp thuế là nghĩa vụ bắt buộc mà các cá nhân hay doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước khi thực hiện các hoạt động thuộc phạm vi phải nộp thuế theo quy định cụ thể của pháp luật. Tùy vào từng đối tượng cụ thể là cá nhân hay doanh nghiệp và tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà mỗi trường hợp sẽ phải nộp những loại thuế khác nhau, tuy nhiên sẽ bao gồm một số loại thuế chung như sau:
Các loại thuế mà doanh nghiệp cần phải nộp bao gồm những loại thuế cụ thể như sau:
Lệ phí (thuế) môn bài
Lệ phí môn bài là khoản tiền doanh nghiệp phải nộp hàng năm khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, dựa trên số vốn điều lệ được ghi trên giấy chứng nhận chứng nhận thành lập doanh nghiệp hoặc doanh thu (với hộ và cá nhân kinh doanh).
Đối tượng phải nộp lệ phí môn bài bao gồm:
– Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
– Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
– Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức sau (nếu có):
+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.
+ Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
+ Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.
– Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
Theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định về khái niệm thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:
“Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Đối tượng phải chịu thuế GTGT: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Đối tượng phải nộp thuế GTGT: Người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu).
Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
Thuế TNDN là loại thuế được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp. Tất cả doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế TNDN khi phát sinh thu nhập.
Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp công nghệ thông tin
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi học chuyên ngành công nghệ thông tin và đã ra trường đi làm được vài năm, bây giờ tôi và mấy người bạn đang rủ nhau để thành lập một công ty chuyên về công nghệ thông tin. Tôi nghe nói là các doanh nghiệp công nghệ thông tin thì sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế có đúng hay không ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Hưởng thuế suất ưu đãi và miễn, giảm thuế TNDN
Hưởng thuế suất ưu đãi 10%
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%, nhưng với doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì được hưởng thuế suất ưu đãi với mức 10% (chỉ phải nộp thuế bằng ½ so với các lĩnh vực khác).
Thời gian hưởng: Trong thời hạn 15 năm kể từ năm đầu tiên có doanh thu.
Đối tượng hưởng ưu đãi:
– Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu công nghệ thông tin tập trung (theo Điều 22 Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung).
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin có quy mô lớn cần đặc biệt thu hút đầu tư, thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm.
Theo Luật Công nghệ cao năm 2008, công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực công nghệ cao. Theo đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm được áp dụng đối với:
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại: Khu công nghệ cao kể cả khu công nghệ thông tin tập trung được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao,…
– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định Luật Công nghệ cao.
+ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định Luật Công nghệ cao được hưởng ưu đãi về thuế suất kể từ năm được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
+ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao và các khoản thu nhập có liên quan trực tiếp từ hoạt động công nghệ cao, ứng dụng công nghệ cao do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư…
Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
– Căn cứ: Khoản 2 Điều 22 Nghị định 154/2013/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 12 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
– Thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm kể từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế.
– Đối tượng được hưởng: Như đối tượng hưởng thuế suất ưu đãi 10% nêu trên.
Miễn thuế nhập khẩu
Theo khoản 3 Điều 22 Nghị định 154/2013/NĐ-CP, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu công nghệ thông tin tập trung được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định và phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin của doanh nghiệp, bao gồm:
– Thiết bị, máy móc.
– Phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ trong nước chưa sản xuất được; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và phương tiện thủy.
– Linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng.
– Nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được dùng để chế tạo thiết bị, máy móc nằm trong dây chuyền công nghệ hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, gá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị, máy móc.
– Vật tư xây dựng trong nước chưa sản xuất được.
Ngoài ra, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu công nghệ thông tin tập trung được hưởng các hỗ trợ, ưu đãi sau:
– Được hưởng các ưu đãi về thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
– Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hải quan trong quá trình xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin.
– Được hưởng các ưu đãi về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và các tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
– Được hưởng các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghệ cao.
Lưu ý: Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng nhiều mức ưu đãi theo quy định của pháp luật thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất.
Bên cạnh những chính sách ưu đãi nêu trên thì tại mỗi khu công nghệ thông tin tập trung, doanh nghiệp có thể được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ khác theo quy định của từng địa phương như hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại các sản phẩm công nghệ thông tin…
Ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Trong những năm qua thì Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng tập trung phát triển cũng như ứng dụng sâu rộng công nghệ thông tin vào trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như trong đời sống thường ngày của người dân. Nước ta đang cố gắng hướng tới mục tiêu là một nước có nền kinh tế kỹ thuật phát triển.
Căn cứ phần I mục A phụ lục II ban hành kèm Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về ngành nghề ưu đãi đầu tư đặc biệt của công nghệ thông tin như sau:
“A. NGÀNH, NGHỀ ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I. CÔNG NGHỆ CAO, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1. Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
4. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; đào tạo nhân lực công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
5. Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin; sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng; sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
6. Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải.
7. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
8. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.”
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin là ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo Luật Đầu tư 2020.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Ưu đãi thuế cho doanh nghiệp công nghệ thông tin” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. LSX luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ như là soạn thảo mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư như sau:
“Điều 23. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư quy định hình thức, căn cứ, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các Điều 15 và 16 của Luật Đầu tư và Điều 19 của Nghị định này.
2. Căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
3. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với một số doanh nghiệp, dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định này gồm:
a) Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
c) Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao;
d) Đối với dự án công nghiệp hỗ trợ là Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
đ) Đối với dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao là Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 19 của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.”
Theo đó, nếu doanh nghiệp của bạn không phải làm thủ tục đầu tư thì bạn phải thực hiện việc đăng ký hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp về thời gian miễn thuế, giảm thuế được quy định như sau:
– Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi 2013) và doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được miễn thuế tối đa không quá bốn năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo.
– Đối với các dự án đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Đầu tư 2020, Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng miễn thuế tối đa không quá 06 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá 13 năm tiếp theo.
– Đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi 2013) và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghiệp, trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi theo quy định của pháp luật được miễn thuế tối đa không quá hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá bốn năm tiếp theo.
– Đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi 2013) mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (đầu tư mở rộng) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí theo quy định thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thời gian miễn thuế, giảm thuế được tính từ năm dự án đầu tư hoàn thành đưa vào sản xuất, kinh doanh.