Hiện nay một số hàng hóa nguy hiểm được sản xuất với số lượng tương đối lớn để phục vụ cho các ngành công nghiệp nói chung đặc biệt là ngành hóa chất công nghiệp. Đồng thời, hầu hết các hóa chất đều độc hại và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe con người. Vì vậy, muốn vận chuyển hàng nguy hiểm thì cần xin giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, vấn đề này đang dần trở thành tâm điểm chú ý của các cá nhân, doanh nghiệp. Vậy muốn xin vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ cần điều kiện gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé
Hàng hóa nguy hiểm được hiểu như thế nào?
Có thể hiểu một cách đơn giảm hàng hoá nguy hiểm là những hàng hoá độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống xã hội của con người, thậm chí ảnh hưởng cả tính mạng con người và an toàn, an ninh quốc gia.
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008, thuật ngữ “Hàng hóa nguy hiểm” được giải thích như sau:
Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ cần điều kiện gì?
Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa đặc biệt và có tính đặc thù. Vì vậy, việc vận chuyển hóa Hàng hóa nguy hiểm cũng được pháp luật quy định chặt chẽ. Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải xin Giấy phép Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm để vận chuyển. Đối với việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
1- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.
3- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
Đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định.
2. Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.
Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.
3. Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.
Thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Muốn được vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thì người vận chuyển hay đơn vị vận chuyển cần phải được cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Theo đó, tùy loại hàng hóa theo quy định mà sẽ xin cấp giấy phép vận chuyển tại cơ quan có thẩm quyền khác nhau. Cụ thể:
1. Bộ Công an cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 1, loại 2, loại 3, loại 4, loại 9 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP (trừ hóa chất bảo vệ thực vật).
2. Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 5, loại 8 theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật.
4. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm căn cứ vào loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định 42/2020/NĐ-CP để quyết định tuyến đường vận chuyển và thời gian vận chuyển.
5. Việc cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm loại 7 được thực hiện theo quy định tại Nghị định về việc tiến hành công việc bức xạ và hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
6. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm theo quy định tại Nghị định 42/2020/NĐ-CP:
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và khí thiên nhiên nén (CNG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.080 ki-lô-gam;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG) có tổng khối lượng nhỏ hơn 2.250 ki-lô-gam;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là nhiên liệu lỏng có tổng dung tích nhỏ hơn 1.500 lít;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm là hoá chất bảo vệ thực vật có tổng khối lượng nhỏ hơn 1.000 ki-lô-gam;
- Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm đối với các hóa chất độc nguy hiểm còn lại trong các loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường bộ cần điều kiện gì?” đã được LSX giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty LSX chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới mẫu đơn xin phép nghỉ việc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với công việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi khi vận chuyển bằng đường thủy, cần thực hiện nghiêm túc theo những yêu cầu sau:
– Người xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
– Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát; thuyền trưởng quyết định sơ đồ xếp hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và việc chèn lót, chằng buộc phù hợp tính chất của từng loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một khoang hoặc một hầm hàng của phương tiện.
– Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
– Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực cầu cảng, bến, kho riêng biệt.
– Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.
Giấy phép và thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
Nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm
– Tên, địa chỉ, điện thoại liên hệ của đơn vị được cấp giấy phép; họ và tên, chức danh người đại diện theo pháp luật;
– Loại, nhóm hàng hoá nguy hiểm;
– Hành trình, lịch trình vận chuyển;
– Thời hạn của giấy phép.
Đối với trường hợp cấp theo từng chuyến hàng phải có thêm thông tin về phương tiện và người điều khiển phương tiện.
Mẫu Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm do cơ quan cấp quản lý và phát hành.
Thời hạn Giấy phép vận chuyển hàng hoá nguy hiểm cấp theo từng chuyến hàng hoặc từng thời kỳ theo đề nghị của đơn vị vận chuyển hàng hóa nguy hiểm nhưng không quá 24 tháng và không quá niên hạn sử dụng của phương tiện.