Văn phòng công chứng có được quảng cáo hay không?

bởi MinhThu
Văn phòng công chứng có được quảng cáo

Văn phòng công chứng là tổ chức kinh doanh dịch vụ công chức. Mà đã là một tổ chức kinh doanh dịch vụ thì việc đưa tên tuổi của công ty, văn phòng mình đến với thị chúng là việc hữu ích để phát triển dịch vụ của công ty, văn phòng. Trong đó loại hình xúc tiến thương mại quảng cáo rất được ưu chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, với một tổ chức đặc thù liên quan đến pháp lý như văn phòng công chứng thì việc quảng cáo có được phép hay không? Vậy văn phòng công chứng có được quảng cáo không?

LSX sẽ cung cấp những thông tin liên quan đến vấn đề trong bài viết sau.

Căn cứ pháp lý

Luật công chứng 2014

Văn phòng công chứng là gì?

Luật không có quy định cụ thể về khái niệm “Văn phòng công chứng”. Luật chỉ quy định rằng: “Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan” (Căn cứ khoản 5, Điều 2 Luật công chứng 2014).

Theo đó, Văn phòng công chứng được công nhận là tổ chức hành nghề công chứng; có nhiệm vụ và thực hiện chức năng như Phòng công chứng. Vì vậy, các loại giấy tờ, hợp đồng được công chứng và chứng thực tại Văn phòng công chứng đều có giá trị pháp lý như Phòng công chứng (không có sự phân biệt).

Các hành vi bị cấm trong hoạt động công chứng theo quy định hiện nay

Điều 7 Luật công chứng 2014 đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công chứng, cụ thể:

Đối với công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng

Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:

– Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

– Sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

– Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;

– Xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

– Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

– Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận;

– Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;

– Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình;
– Cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;

– Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

– Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;

– Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;

– Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

– Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;

– Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

Đối với tổ chức, cá nhân khác

Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:

– Giả mạo người yêu cầu công chứng. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật công chứng.

– Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;

– Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực

  • Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
  • Người phiên dịch phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng sử dụng.

– Cản trở hoạt động công chứng.

Văn phòng công chứng có được quảng cáo
Văn phòng công chứng có được quảng cáo

Văn phòng công chứng có được quảng cáo không?

Khoản 1, Điều 7 Luật công chứng 2014 quy định các hành vi bị nghiêm cấm theo điểm h, Khoản 1, Điều 7 Luật công chứng 2014 thì tổ chức hành nghề công chứng không được phép thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình. Việc cơ quan chức năng từ chối việc quảng cáo cho bạn như vậy là hoàn toàn đúng và có căn cứ pháp lý.

Bạn có thể hiểu định nghĩa “phương tiện thông tin đại chúng” tại Điểm a, Khoản 2, Điều 2 Quy chế tiếp nhận và xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp (Ban hành theo quyết định số 2313/QĐ-BTP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

“Các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử) và cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức Việt Nam.”

Như vậy bạn có thể tiến hành hoạt động quảng bá như in phát tờ rơi hay gửi tin nhắn cá nhân, trừ việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng thì việc này hoạt toàn hợp pháp

Mức phạt hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng

Mức phạt hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng được quy định tại Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;

b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;

c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;

d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;

đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;

e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;

g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;

h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;

i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;

k) Không duy trì việc đáp ứng điều kiện về trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định;

l) Không đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng vào văn bản công chứng đã có chữ ký của công chứng viên hoặc không đóng dấu giáp lai giữa các tờ đối với văn bản công chứng có từ 02 tờ trở lên;

m) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp liên tục cho công chứng viên của tổ chức mình;

n) Không tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

  1. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đăng báo nội dung đăng ký hoạt động theo quy định;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định;

c) Không có biển hiệu theo quy định;

d) Không lập sổ trong hoạt động công chứng theo quy định;

đ) Thu thù lao công chứng cao hơn mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành hoặc cao hơn mức thù lao đã niêm yết; thu chi phí khác cao hơn mức chi phí đã thoả thuận;

e) Thu phí công chứng không đúng theo quy định;

g) Không thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước;

h) Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản không đúng thời hạn hoặc địa điểm hoặc nội dung theo quy định;

i) Không chia sẻ thông tin lên phần mềm cơ sở dữ liệu công chứng về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình công chứng;

k) Không thông báo bằng văn bản danh sách cộng tác viên phiên dịch của tổ chức hành nghề công chứng cho Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở;

l) Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không bảo đảm mức phí tối thiểu hoặc không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ cho tất cả công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;

m) Đăng ký hoạt động không đúng thời hạn theo quy định.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng;

b) Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình;

c) Lưu trữ hồ sơ công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.

  1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không đăng ký hoạt động theo quy định;

b) Không đăng ký nội dung thay đổi về tên gọi của văn phòng công chứng hoặc họ tên trưởng văn phòng công chứng hoặc địa chỉ trụ sở hoặc danh sách công chứng viên hợp danh hoặc danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng của văn phòng công chứng;

c) Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng hoặc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài hoạt động công chứng đã đăng ký hoặc hoạt động không đúng nội dung đã đăng ký;

d) Không thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc; không trả lại di chúc và phí lưu giữ di chúc trong trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được với người lập di chúc trước khi tổ chức hành nghề công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể;

đ) Không đăng ký hành nghề cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định;

e) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;

g) Không niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản trước khi thực hiện việc công chứng;

h) Không thông báo để xóa đăng ký hành nghề đối với công chứng viên không còn làm việc tại tổ chức mình;

i) Không lưu trữ hồ sơ công chứng;

k) Làm mất di chúc đã nhận lưu giữ, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;

l) Làm mất hồ sơ công chứng, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng;

m) Trả tiền hoa hồng, chiết khấu cho người yêu cầu công chứng, người môi giới.

  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động khi văn phòng công chứng được hợp nhất, nhận chuyển nhượng, nhận sáp nhập mà chưa được cấp, cấp lại, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động.
  2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không phải là tổ chức hành nghề công chứng mà hoạt động công chứng dưới bất kỳ hình thức nào;

b) Cho công chứng viên không đủ điều kiện hành nghề hoặc người không phải là công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình.

Hình thức xử phạt bổ sung

a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này;

b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

c) Tịch thu tang vật là quyết định cho phép thành lập văn phòng công chứng, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng công chứng bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2, các điểm a, c và đ khoản 4, khoản 6 Điều này;

c) Buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Văn phòng công chứng có được quảng cáo” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thành lập công ty Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Cơ quan nào quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng?

Căn cứ Khoản 2, Điều 23 Luật công chứng 2014 quy định:
“Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do“.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét và ra quyết định là cho phép hay từ chối thành lập Văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng có làm việc ngoài giờ hành chính?

Căn cứ Khoản 3, Điều 33 Luật công chứng 2014 quy định: “Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước”. Theo đó, Văn phòng công chứng làm việc theo ngày và khung giờ của cơ quan hành chính nhà nước.
Thông thường, các Văn phòng công chứng sẽ làm việc từ Thứ hai đến Thứ sáu; nghỉ vào Thứ bảy và Chủ nhật. Tuy nhiên, do đặc điểm vào từng vùng miền, địa phương thì có những Văn phòng công chứng sẽ làm việc thêm vào sáng Thứ bảy.
– Giờ làm buổi sáng: Từ 8 giờ – 12 giờ.
– Giờ làm buổi chiều: Từ 13 giờ – 17 giờ.
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu công chứng của người dân thì Văn phòng công chứng cũng có cung cấp dịch vụ ngoài giờ làm việc, công chứng ngoài trụ sở. Cụ thể, căn cứ khoản 3 Điều 32 Luật công chứng 2014 quy định: “Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm