Thưa luật sư, tôi đang là sinh viên mới lên Hà Nội nhập học Mới đầu nhập học thì cần một số giấy tờ để hưởng các chế độ của trường thế nhưng tôi mang không đủ giấy tờ nên có một thắc mắc là có thể sao in các giấy tờ về nhân thân như giấy khai sinh ở văn phòng công chứng không? Hay chỉ có thể sao in ở các cơ quan có thẩm quyền như ủy ban. Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Văn phòng công chứng có sao y bản chính? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của Lsx để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp luật
Sao y bản chính là gì?
Sao y bản chính là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
Bản sao y chứng thực từ bản chính cần được chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền giống y hệt bản chính.
Bản gốc là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
Bản chính là là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
Như vậy có thể thấy những văn bản được sao chép y hệt về hình thức nội dung từ bản gốc hoặc bản chính được xác định là sao y bản chính.
Khái niệm Văn phòng công chứng?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.
Căn cứ Điều 22 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:
– Phải có từ hai Công chứng viên hợp danh trở lên.
– Không có thành viên góp vốn.
– Trụ sở phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho Công chứng viên và người lao động, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.
– Tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một Công chứng viên hợp danh khác do các Công chứng viên hợp danh thỏa thuận.
– Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.
– Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi có quyết định cho phép thành lập.
Hình thức sao y bản chính là gì?
Ngoài việc giải đáp sao y bản chính là gì? chúng tôi còn giải đáp thắc mắc về các hình thức sao y bản chính. Sao y có thể được thực hiện dưới các hình thức sau:
Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc hoặc bản chính văn bản giấy sang giấy.
Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.
Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.
Tùy thuộc vào điều kiện, mục đích sử dụng mà người có thẩm quyền tiến hành lựa chọn hình thức sao y cho phù hợp.
Cơ quan có thẩm quyền chứng thực bản sao sao y từ bản chính
Căn cứ vào ngôn ngữ của văn bản cần chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực sao y được phân quyền như sau:
Đối với bản sao Tiếng Việt: Ủy ban nhân dân cấp xã trở lên, văn phòng công chứng. Người có thẩm quyền ký và đóng dấu trên bản sao y bản chính là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối với bản sao bằng tiếng nước ngoài: Phòng tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân cấp huyện và văn phòng công chứng. Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực bản sao thuộc thẩm quyền của mình, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài có quyền chứng thực các loại văn bản sao từ bản chính do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện đối với những văn bản thuộc thẩm quyền chứng thực của mình.
Văn phòng công chứng chỉ được phép thực hiện công chức các loại văn bản sau đây:
– Giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
– Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
Công chứng viên tiến hành chứng thực ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng,văn phòng công chứng.
Sao y bản chính ở đâu?
Sao y bản chính sẽ được thực hiện tại:
– Ủy ban nhân dân từ cấp xã/phường trở lên (với văn bản tiếng việt) hoặc từ ủy ban nhân dân cấp quận/huyện trở lên (với các văn bản có yếu tố nước ngoài) tại địa phương bạn đang ở.
– Văn phòng công chứng công nhà nước hoặc văn phòng công chứng tư nhân. Trường hợp bạn cần sao y tại địa phương khác, không phải nơi bạn thường trú thì việc tìm đến các văn phòng công chứng là hợp lý hơn cả.
Sao y bản chính ở Văn phòng công chứng.
Phòng công chứng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
– Phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Tư pháp giúp Giám đốc Sở Tư pháp xây dựng đề án, kế hoạch, thực hiện chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác công chứng tại địa phương.
– Công chứng các hợp đồng, giao dịch theo quy định của Luật Công chứng như: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, công chứng tặng cho nhà đất, hợp đồng thế chấp bất động sản, hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản, công chứng bản dịch, công chứng thỏa thuận tài sản vợ chồng….
– Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bảo sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
– Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, lập báo cáo dự toán thu, chi và báo cáo thanh quyết toán tài chính hàng năm theo quy định.
– Quản lý công tác tổ chức, lưu trữ hồ sơ công chứng, quản lý sử dụng tài sản của đơn vị theo đúng quy định.
– Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
– Thực hiện các công việc có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Phòng do Giám đốc Sở Tư pháp giao.
Trường hợp nào giấy tờ thì không chứng thực bản sao được?
Theo Điều 22 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao như sau:
“Điều 22. Bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao
1. Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
2. Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
3. Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
4. Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
5. Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này.
6. Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.”
Như vậy, các trường hợp bản chính giấy tờ, văn bản không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao, bao gồm:
– Bản chính bị tẩy xóa, sửa chữa, thêm, bớt nội dung không hợp lệ.
– Bản chính bị hư hỏng, cũ nát, không xác định được nội dung.
– Bản chính đóng dấu mật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc không đóng dấu mật nhưng ghi rõ không được sao chụp.
– Bản chính có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội; tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử của dân tộc Việt Nam; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân, tổ chức; vi phạm quyền công dân.
– Bản chính do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc chứng nhận chưa được hợp pháp hóa lãnh sự.
– Giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Văn phòng công chứng có sao y bản chính”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; công ty tạm ngưng kinh doanh giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
- Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng mới nhất
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ để bổ nhiệm có mẫu như thế nào?
Câu hỏi thường gặp:
Bản sao y từ bản chính chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bản sao y được thực hiện theo đúng theo quy định của pháp luật về thẩm quyền sao văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày bản sao thì có giá trị pháp lý y như bản chính.
Đối với các loại giấy tờ cá nhân, hợp đồng, giao dịch dân sự mà chủ sở hữu có nhu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, có thể đến trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Việc chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà.
Đối với các loại giấy tờ, văn bản có yếu tố nước ngoài, người có yêu cầu chứng thực có thể đến trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc văn phòng công chứng để thực hiện chứng thực.
Căn cứ Điều 2 Thông tư 226/2016/TT-BTC quy định về người nộp phí như sau:
“Điều 2. Người nộp phí
Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.”
Theo quy định trên, tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì phải nộp phí chứng thực.