Vay tín chấp là gì theo quy định của pháp luật 2023?

bởi VanAnh
Vay tín chấp là gì

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của bản thân và gia đình, nhiều người sẽ lựa chọn giải pháp vay vốn ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Thông thường, người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn 2 hình thức vay tín chấp hoặc vay thế chấp. Vậy nên hiểu vay tín chấp là gì? Quy định của pháp luật về vay tín chấp như thế nào? Hãy cùng LSX tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Vay tín chấp là gì?

Theo cách hiểu thông thường, vay tín chấp là hình thức cho vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị xét duyệt khoản vay dựa vào uy tín và mức thu nhập của người vay; lịch sử tín dụng của họ…

Như vậy, có thể hiểu đơn giản, vay tín chấp là hình thức cho vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn vào uy tín của cá nhân về năng lực trả nợ để phục vụ cho các mục đích cá nhân.
Vay tín chấp cũng thường được xét duyệt trong trường hợp khách hàng vay tiêu dùng…

Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 43/2016/TT-NHNN:

  1. Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó…

Điều kiện để vay tín chấp

C có thể vay tín chấp nếu thỏa mãn các điều kiện:

Các điều kiện vay tín chấp đối với khách hàng thường gồm những điều kiện cơ bản sau:

  • Độ tuổi: Từ 18 đến 55 tuổi (độ tuổi lao động);
  • Có thu nhập ổn định/có nơi thường trú, tạm trú tại nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở, chi nhánh, phòng giao dịch;
  • Không có nợ xấu tại các ngân hàng. Điều đó có nghĩa là khi khách hàng có nợ xấu tại các ngân hàng thì không thể vay tín chấp;
  • Giấy tờ tùy thân còn thời hạn sử dụng;

Có các giấy tờ chứng minh việc vay tín chấp có thể thực hiện thông qua một trong những hình thức sau:

  • Vay theo thang bảng lương: Vay theo lương trả chuyển khoản hoặc lương trả trực tiếp;
  • Vay thông qua hóa đơn điện, nước
  • Vay thông qua đăng ký xe
  • Vay thông qua hợp đồng bảo hiểm;
  • Vay thông qua giấy phép kinh doanh, sổ thu chi của người kinh doanh;
  • Vay thông qua hóa đơn, hợp đồng mua bán xe máy, điện thoại,..

Hình thức vay tín chấp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các hình thức vay tín chấp là các sản phẩm của các tổ chức tín dụng. Cách phân loại các hình thức có thể như sau:

Hình thức vay tín chấp theo chủ thể vay:

  • Vay tín chấp cho cá nhân: Cá nhân thực hiện vay tín chấp với mục đích tiêu dùng, kinh doanh…
  • Vay tín chấp cho doanh nghiệp: Các doanh nghiệp vay tín chấp để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (xoay vòng vốn, tái đầu tư, mua sắm tài sản cố định, trả lương cho cán bộ công nhân viên, đầu tư,…).

Vay tín chấp theo mục đích vay

Các cá nhân, tổ chức tùy thuộc mục đích vay có thể thực hiện vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng. Mỗi tổ chức tín dụng có thể có các gói vay tín chấp với nhiều mục đích vay khác nhau đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng, mục tiêu kinh doanh của đơn vị. Hiện nay trên thị trường có các hình thức vay cơ bản sau đây:

  • Vay tiêu dùng
  • Vay mua các sản phẩm trả góp
  • Vay sửa sang nhà cửa
  • Vay thấu chi
  • Vay mua bảo hiểm
  • Vay chi phí khám, chữa bệnh,…
Vay tín chấp là gì
Vay tín chấp là gì?

Trình tự, thủ tục vay tín chấp như thế nào?

Trình tự đăng ký vay tín chấp thì rất đơn giản, sẽ do từng Ngân hàng và các tổ chức tín dụng quy định riêng nhưng luôn bao gồm các bước chủ yếu sau:

Bước 1: Đăng ký khoản vay: tại đây điền đầy đủ thông tin của người vay, mục đích vay vốn, số tiền vay và lựa chọn thời hạn trả nợ, …

Bước 2: Đợi Ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xét duyệt khoản vay: Sau khi điền đầy đủ thông tin tại bước 1, gửi thông tin cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ đánh giá thông tin của người đi vay, từ đó mới xét duyệt có nên cho vay hay không?

Bước 3: Nhận Giải ngân: Dựa vào thông tin khách hàng đã cung cấp tại bước 1, sau khi xét duyệt thành công khoản vay, Ngân hàng/tổ chức tín dụng sẽ thực hiện việc giải ngân cho khách hàng.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Vay tín chấp là gì?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Công chứng tại nhà Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Vay tín chấp thường sẽ gặp những rủi ro gì?

Bản chất của vay tín chấp là sử dụng uy tín của người đi vay để vay mượn và không có tài sản bảo đảm nên nó thường hay là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra các khoản nợ xấu. Để tránh các trường hợp nợ xấu và Ngân hàng không có khả năng trả nợ, các Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng thường hay áp dụng một vài biện pháp khắc phục nên đồng thời sẽ dẫn đến những rủi ro cho người đi vay, cụ thể:
Thứ nhất,thời hạn vay tín chấp thông thường sẽ chỉ khoảng từ 01 năm đến 05 năm, không được dài như khi vay thế chấp.
Thứ hai, đối với vay tín chấp, lãi suất sẽ không được cố định mà nó thay đổi theo từng thời kỳ
Thứ ba, thông thường hạn mức mà các tổ chức tín dụng hoặc Ngân hàng chấp nhận giải ngân đối với khoản vay tín chấp không có được cao nhưng lãi suất bên vay tín chấp lại thường cao hơn bên vay thế chấp

Vay tín chấp tại đâu?

Ngân hàng: Thường là các ngân hàng thương mại sẽ cung cấp các dịch vụ, sản phẩm vay tín chấp đa dạng hơn các ngân hàng còn lại (ví dụ Tiên Phong Bank, Techcombank, Vietcombank, MaritimeBank, HDBank, Vietinbank, Agribank, Sacombank..);
Vay tại các tổ chức tín dụng phi ngân hàng: Thường các công ty tài chính là những nơi cung cấp đa dạng các gói vay tín chấp cho khách hàng so với những loại hình còn lại của tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Ví dụ FE Credit, Home Credit, MCredit, Easy Credit, CIMB, Mirae Assest,…
Vay tại tổ chức tài chính vi mô: Ví dụ tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình Thương (TYM), tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn M7 (M7 – MFI), tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên CEP,…
Thường các quỹ tín dụng nhân dân cho vay tín chấp khi có sự bảo đảm bởi Tổ chức chính trị – xã hội. Do vậy, việc vay tín chấp tại các quỹ tín dụng nhân dân không có sự nhanh chóng, dễ dàng so với những loại tổ chức tín dụng còn lại.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm