Vì sao phải đổi căn cước công dân gắn chip?

bởi Hương Giang
Vì sao phải đổi căn cước công dân

“Vì sao phải đổi căn cước công dân?” là câu hỏi được đặt ra bởi rất nhiều người khi Nhà nước ban hành các quy định khuyến cáo người dân nên đổi sang căn cước công dân trong những năm gần đây. Vậy Lợi ích khi đổi căn cước công dân gắn chip là gì? Có bắt buộc tất cả người dân phải đổi sang căn cước công dân gắn chip không? Sau đây, mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về thẻ căn cước công dân hiện nay nhé.

Căn cứ pháp lý

Luật Căn cước công dân 2014

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Vì sao phải đổi căn cước công dân gắn chip?

Công an khuyến cáo người dân nên đổi sang căn cước công dân gắn chip vì 3 lý do như sau:

Thứ nhất, căn cước công dân gắn chip có tính năng ưu việt là tính bảo mật cao, tránh được giả mạo, thuận lợi cho giao dịch, ký hợp đồng quốc tế do có song ngữ Anh – Việt. Khi giao dịch với người có thẻ căn cước công dân gắn chip sẽ yên tâm hơn, tránh được các trường hợp lừa đảo, giả mạo, dùng giấy tờ giả để vi phạm pháp luật.

Thứ 2, chỉ có căn cước công dân gắn chip thì người dân mới tạo được tài khoản định danh điện tử, dễ dàng thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm thời gian đi lại… mà căn cước công dân mã vạch không thực hiện được. Mặt khác, trong thời gian tới, căn cước công dân gắn chip ngày càng tích hợp được nhiều tính năng tiện ích như rút tiền, khám chữa bệnh…

Thứ 3, việc làm căn cước công dân gắn chip chính là hành động giúp cán bộ ngành công an và Chính phủ nâng cao công tác quản lý, xây dựng chính phủ số, xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, làm giàu dữ liệu cho các ngành.

Lợi ích khi đổi căn cước công dân gắn chip

Lưu giữ được nhiều thông tin

Để biết Căn cước công dân gắn chip để làm gì thì chắc chắn không thể không tìm hiểu về công dụng của con chip điện tử nhìn thấy ở mặt sau của thẻ.

Con chip ở mặt sau của thẻ Căn cước công dân là con chip điện tử có kích thước nhỏ giống như con chip trên thẻ ATM. Con chip này có khả năng chứa dữ liệu lớn, lưu giữ được rất nhiều thông tin về nhân thân như: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, địa chỉ thường trú, vân tay, võng mạc, hình ảnh, đặc điểm nhận dạng.

Vì sao phải đổi căn cước công dân
Vì sao phải đổi căn cước công dân

Xác thực được số chứng minh nhân dân cũ

Ở mặt trước của thẻ Căn cước công dân sẽ có một mã QR, khi quét mã này – các thông tin cơ bản của thẻ Căn cước công dân như số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân cũ, họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, sẽ hiện ra.

Nhờ có mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân khi đi giải quyết thủ tục hành chính sẽ không cần đem theo Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng chức năng quét mã QR để kiểm tra thông tin nhân thân, số Chứng minh nhân dân của công dân trên Căn cước công dân và lấy đó làm căn cứ giải quyết thủ tục.

Thông tin bảo mật cao 

Mặc dù con chip trên thẻ Căn cước công dân chứa rất nhiều thông tin quan trọng. Tuy nhiên chỉ các cá nhân, cơ quan được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này.

Vì vậy người dân có thể yên tâm nếu như không may bị mất Căn cước công dân gắn chip, người nhặt được cũng không thể đọc được các thông tin mà trong con chip của thẻ Căn cước công dân.

Tích hợp, thay thế được nhiều loại giấy tờ quan trọng

Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.

Tích hợp Căn cước công dân gắn chip với các giấy tờ cá nhân là một trong những mục tiêu quan trọng của Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Một số giấy tờ quan trọng được tập trung triển khai đầu tiên là: Thẻ bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận tiêm chủng, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….

Nhờ việc tích hợp nhiều thông tin và giấy tờ lên thẻ Căn cước công dân gắn chip, việc thực hiện thủ tục hành chính sẽ trở nên vô cùng thuận tiện. Thay vì việc phải làm và mang theo rất nhiều các loại giấy tờ khác nhau thì người dân có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip để tham gia nhiều giao dịch.

Có bắt buộc tất cả người dân phải đổi sang căn cước công dân gắn chip không?

Trường hợp đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip

Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân :

a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

2- Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.”

Trường hợp đổi căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014 quy định về các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau :

Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.”

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

d) Xác định lại giới tính, quê quán;

đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

e) Khi công dân có yêu cầu.

2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.”

Như vậy, không bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip khi không thuộc các trường hợp nêu trên.

Làm thẻ căn cước công dân gắn chip cần mang theo giấy tờ gì?

Đối với người đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip

Người dân cần mang theo:

+ Chững minh nhân dân đã được cấp, sổ hộ khẩu.

+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác; trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu; hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Đối với người đổi căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip

Vì khi cấp căn cước công dân mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ căn cước công dân gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:

+ căn cước công dân mã vạch đã được cấp.

+ Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác; trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp căn cước công dân gắn chíp; có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vì sao phải đổi căn cước công dân”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến soạn thảo thông báo về thẩm quyền cấp giấy xác nhận tình trạng độc thân; đơn xác nhận độc thân mới nhất, mã số thuế cá nhân, đổi tên giấy khai sinh, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đổi sang CCCD gắn chip, có cần làm lại các giấy tờ khác không?

Theo đại diện Bộ Công an, việc đổi sang căn cước công dân gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số căn cước công dân mã vạch trước đó. Vì thực tế, số trên căn cước công dân gắn chip với số trên căn cước công dân mã vạch là giống nhau, do đó, công dân không phải đi đổi lại các giấy tờ.
Tương tự, sau khi được cấp căn cước công dân gắn chip, công dân vẫn có thể thực hiện các giao dịch đã sử dụng số căn cước công dân trước đây bình thường.

Người có hộ khẩu ở thành phố khác, quận khác thì có được làm căn cước công dân ở nơi cư trú không?

Theo quy định, người dân có thể đến nơi gần nhất để đăng ký cấp căn cước công dân mà không phải về nơi đăng ký hộ khẩu.

Xin cấp căn cước công gắn chip ở đâu?

Theo quy định, công dân có thể đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

5/5 - (2 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm