Việc đánh đập trẻ em là hành vi vi phạm vào quyền nào của trẻ em?

bởi Cẩm Tú
Việc đánh đập trẻ em là vi phạm vào quyền nào của trẻ em?

Kính chào Luật sư. Gần đây, vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành, đánh đập dẫn đến tử vong nổi lên gây xôn xao dư luận và hiện đang tiến hành xét xử. Cũng là một người mẹ, tôi vô cùng tức giận và bất bình trước vụ việc này. Vì thế, tôi muốn tìm hiểu rõ hơn về khía cạnh pháp lý của vụ việc. Thưa luật sư, Việc đánh đập trẻ em là hành vi vi phạm vào quyền nào của trẻ em? Đánh đập trẻ em bị xử phạt như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.

Căn cứ pháp lý

Quyền của trẻ em

Luật Trẻ em 2016 đã quy định những quyền của trẻ em như sau:

1. Quyền sống

2. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

3. Quyền được chăm sóc sức khỏe

4. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

5. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

6. Quyền vui chơi, giải trí

7. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

8. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

9. Quyền về tài sản

10. Quyền bí mật đời sống riêng tư

11. Quyền được sống chung với cha, mẹ

12. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ

13. Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi

14. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục

15. Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động

16. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc

17. Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt

18. Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy

19. Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính

20. Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang

21. Quyền được bảo đảm an sinh xã hội

22. Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội

23. Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp

Việc đánh đập trẻ em là vi phạm vào quyền nào của trẻ em?

Đánh đập là hành động đánh để trừng phạt, hành hạ, là hành vi xâm phạm thân thể con người, cụ thể ở đây là trẻ em. Việc đánh đập trẻ em là vi phạm vào quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc.

Việc đánh đập trẻ em bị xếp vào tội gì?

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ.

Còn tại Việt Nam, khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 có giải thích tương tự về bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 – Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật, bao gồm:

– Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

– Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

– Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

Như vậy, việc đánh đập trẻ em bị xếp vào tội bạo hành trẻ em về mặt thể chất. Điều 37 Hiến pháp 2013 nêu rõ, các hành vi xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ bê, lạm dụng, bóc lột sức lao động hay các hành vi khác xâm hại đến quyền trẻ em đều bị nghiêm cấm.

Việc đánh đập trẻ em bị phạt như thế nào?

Việc đánh đập trẻ em là vi phạm vào quyền nào của trẻ em?
Việc đánh đập trẻ em là vi phạm vào quyền nào của trẻ em?

Xử phạt hành chính

Căn cứ Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cha mẹ, ông bà và người thân trong gia đình có hành vi hành hạ trẻ em nhưng chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt như sau:

Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi đánh đập gây thương tích;

b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi đánh đập gây thương tích.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình như sau:

1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Như vậy, nếu thường xuyên thực hiện hành vi đánh đập trẻ em trong gia đình, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình với mức phạt tù từ 02 – 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Việc đánh đập trẻ em là vi phạm vào quyền nào của trẻ em?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện cấp phép bay flycam; thủ tục làm trích lục khai sinh trực tuyến; dịch vụ bảo hộ logo thương hiệu; dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ; tra cứu thông tin quy hoạch … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Tố cáo ở đâu khi phát hiện tình huống đánh đập trẻ em?

Là bất cứ ai, nếu phát hiện trẻ em bị xâm hại, bạo hành hãy liên hệ ngay tới tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em để được hỗ trợ.
Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em là dịch vụ công đặc biệt thành lập theo quy định của Luật Trẻ em 2016, chịu sự quản lý của Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông thuộc Cục Trẻ em.
– Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111
– Ứng dụng Tổng đài 111
– Facebook Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: https://www.facebook.com/tongdaiquocgiabvte
– Zalo Tổng đài 111: https://zalo.me/1249273939821550616

Bố mẹ dạy con dưới mà có hành vi đánh đập có vi phạm pháp luật?

Bất kỳ đối tượng nào nếu có hành vi bạo hành trẻ em thì đều bị xử lý. Hành vi đó rơi vào trường hợp nào thì người đó sẽ bị xử lý tương ứng hành vi đó. Do đó dù là bố mẹ thì những hành vi đánh đập hay mắng chửi các em đều không được phép.

Khi nào thì hành vi đánh đập trẻ em đến chết sẽ bị truy cứu tội giết người?

Trường hợp có đủ căn cứ để chứng minh ý thức của người phạm tội là thấy trước được hậu quả xảy ra (gây chết người) nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi để tước đoạt mạng sống của nạn nhân., bị can sẽ bị xử lý về tội Giết người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm