Viết sai hóa đơn có bị phạt không?

bởi Gia Vượng
Viết sai hóa đơn có bị phạt không?

Việc viết sai hóa đơn là một vấn đề quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong lĩnh vực kế toán và doanh nghiệp. Điều này xuất phát từ sự phức tạp của quy định liên quan đến hóa đơn và cách mà việc viết hóa đơn được thực hiện. Những sai sót nhỏ trong quá trình lập hóa đơn có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong muốn, đặc biệt là khi liên quan đến khía cạnh thuế và pháp lý. Vậy pháp luật quy định về nội dung Viết sai hóa đơn có bị phạt không? như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Nghị định 125/2020/NĐ-CP

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn

Việc tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc và quy định về việc lập hóa đơn là một phần quan trọng của hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng hóa đơn được viết đúng cách, thông tin chính xác và tuân theo luật pháp để tránh gặp phải các vấn đề về thuế và pháp lý không mong muốn.

Theo quy định tại nghị định 125/2020/NĐ-CP, việc xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn phải tuân theo các quy tắc:

– Phải tuân theo các quy định về quản lý thuế và quy định về xử lý vi phạm hành chính.

– Đơn vị sẽ bị xử phạm vi phạm hành chính nếu có các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp:

+ Nếu người nộp thuế nộp chậm nhiều báo cáo cho cùng 1 loại hóa đơn, ở cùng 1 thời điểm thì bị xử phạt 01 hành vi có khung phạt tiền cao nhất. Đồng thời, áp dụng tình tiết tăng nặng do vi phạm nhiều lần.

+ Hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn đã bị xử phạt theo quy định tại điều 16, 17 thì sẽ không bị xử phạt theo quy định tại điều 28.

Viết sai hóa đơn có bị phạt không?

Tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc và quy định về việc lập hóa đơn không chỉ là một trách nhiệm pháp lý, mà còn là một phần quan trọng trong việc xây dựng danh tiếng và lòng tin của doanh nghiệp. Hóa đơn đóng vai trò quan trọng trong việc ghi nhận các giao dịch mua bán, cung ứng dịch vụ và quản lý thuế. Việc viết hóa đơn sai sót hoặc không tuân theo quy định có thể tạo ra những vấn đề phức tạp và chi phí đáng kể sau này.

Viết sai hóa đơn có bị phạt không?

Theo quy định hiện hành, doanh nghiệp sẽ bị phạt khi vi phạm các lỗi sau trong quá trình viết hóa đơn:

Phạt cảnh cáo với 3 hành vi:

– Lập hóa đơn nhưng không đúng thời điểm. Từ đó dẫn tới việc chậm nghĩa vụ nộp thuế.

– Lập hóa đơn từ số nhỏ đến lớn nhưng khác quyển và tổ chức, cá nhân đã hủy các quyển hóa đơn có số nhỏ hơn sau khi phát hiện ra sai sót

– Lập sai loại hóa đơn theo quy định, đã kê khai thuế. Tuy nhiên, các bên đã phát hiện ra sai sót và lập lại hóa đơn đúng trước khi cơ quan thuế ra quyết định thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, việc sai sót này không ảnh hưởng tới nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.

Phạt tiền từ 500.000 – 1.500.000đ:

– Không lớp hóa đơn tổng hợp theo quy đinh

– Không lập hóa đơn với các loại hàng hóa sau: hàng hóa khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, hàng biếu tặng cho, hàng tiêu dùng nội bộ….

Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ:

– Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không ảnh hưởng tới nghĩa vụ nộp thuế. Khác với trường hợp trên, trường hợp này không có tình tiết giảm nhẹ.

Phạt tiền từ 4.000.000 – 8.000.000đ:

– Lập hóa đơn sai thời điểm và ảnh hưởng tới nghĩa vụ nộp thuế.

– Lập hóa đơn không theo thứ tự quy định (từ số nhỏ đến số lớn), trừ trường hợp đã bị phạt cảnh cáo.

– Lập hóa đơn trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.

– Lập hóa đơn sai quy định của pháp luật và đã giao cho người mua, hoặc đã thực hiện kê khai thuế bị phát hiện khi thanh tra, kiểm tra.

– Lập hóa đơn điện tử khi chưa đủ điều kiện/chưa được sự đồng ý của cơ quan thuế.

– Lập hóa đơn khi đang tạm ngừng kinh doanh, trừ các trường hợp lập hóa đơn theo hợp đồng đã ký trước thời điểm tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt với các hành vi làm mất/cháy/hỏng hóa đơn hoặc hành vi do sử dụng không hợp pháp hóa đơn

Xuất hóa đơn VAT sai thuế suất có bị phạt không?

Việc tuân thủ quy tắc về hóa đơn là một cách để doanh nghiệp bảo vệ mình trước mắt pháp luật. Các cơ quan quản lý thuế và cơ quan chức năng có thể kiểm tra và yêu cầu kiểm tra hóa đơn, và việc không tuân thủ có thể dẫn đến việc phạt hoặc truy thu thuế, điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tài chính của doanh nghiệp.

Căn cứ theo quy định Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Xử phạt hành vi khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, trừ hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế;

b) Hành vi quy định tại khoản 3 Điều 16; khoản 7 Điều 17 Nghị định này.

……….

Ngoài ra theo quy định Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn như sau:

Xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn

1. Phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Khai sai căn cứ tính thuế hoặc số tiền thuế được khấu trừ hoặc xác định sai trường hợp được miễn, giảm, hoàn thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn nhưng các nghiệp vụ kinh tế đã được phản ánh đầy đủ trên hệ thống sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ hợp pháp;

b) Khai sai làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng người nộp thuế đã tự giác kê khai bổ sung và nộp đủ số tiền thuế thiếu vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế kết thúc thời hạn thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế;

…..

Theo đó, theo pháp luật hiện hành, không có quy định việc xử phạt đối với việc xuất hóa đơn VAT sai thuế suất. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp hay cơ sở kinh doanh xuất hóa đơn VAT sai thuế suất nhưng không điều chỉnh hoặc thay thế dẫn đến việc khai sai thuế thì sẽ bị xử phạt theo từng trường hợp:

– Nếu khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn: bị xử phạt theo quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

– Nếu khai sai thuế dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc không dẫn đến tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn: bị xử phạt theo quy định tại Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.

Khuyến nghị

Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ làm hóa đơn điện tử LSX với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Viết sai hóa đơn có bị phạt không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ đất rừng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hóa đơn đặt in là hóa đơn như thế nào?

Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

Hóa đơn VAT được cơ sở kinh doanh nào sử dụng?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, cơ sở kinh doanh khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để sử dụng trong các hoạt động như sau thì sẽ sử dụng hóa đơn VAT:
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa.
– Hoạt động vận tải quốc tế.
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm