Vỡ nợ có phải đi tù không theo quy định hiện nay?

bởi PhamThanhThuy
Vỡ nợ có phải đi tù không theo quy định hiện nay?

Chào Luật sư, hiện nay quy định về vấn đề vỡ nợ được xử lý như thế nào? Trước đây tôi có cho đồng nghiệp cũ của tôi vay một số tiền. Lúc đó tôi và chị ấy cũng thân thiết nên cho vay tiền để chị ấy kinh doanh xây nhà trọ. Hai bên có làm giấy viết tay và ghi rõ thời hạn cùng với số tiền cần trả. Tuy nhiên sau này gia đình chị ấy vỡ nợ không còn khả năng trả nợ được nữa. Tôi cũng không nỡ kiện chị ấy ra tòa nhưng mà số tiền đó cũng là vợ chồng tôi làm lụng cực khổ, vất vả lắm mới có được. Chồng tôi cũng muốn giải quyết chuyện này trong êm đẹp. Vậy có cách nào để chị ấy trả tiền mà không cần đi tù hay không? Vỡ nợ có phải đi tù không theo quy định hiện nay? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Cảm ơn Luật sư X.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Không trả nợ do làm ăn thua lỗ có phải đi tù không?

Vay nợ là quan hệ dân sự phổ biến trong xã hội, được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay có những trường hợp mà không trả nợ do làm ăn thua lỗ có phải đi tù không? Vỡ nợ có phải đi tù không? Trong đó, theo Điều 466 Bộ luật Dân sự:

Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, trả nợ khi đến hạn là nghĩa vụ bắt buộc của người đi vay. Tuy nhiên, nếu bên vay không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như phá sản, làm ăn thua lỗ… thì pháp luật cũng sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ diễn ra khi có hành vi phạm tội, tức hành vi cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự, gây nguy hiểm cho xã hội và có lỗi.

Trường hợp người vay dùng thủ đoạn gian dối để vay tiền sau đó trốn nợ thì mới bị xử lý hình sự.

Con nợ làm ăn thua lỗ không có tiền trả phải làm sao?

Vỡ nợ có phải đi tù không? Trường hợp đến hạn thanh toán nhưng con nợ chẳng may làm ăn thua lỗ, đồng thời hợp đồng cũng không thỏa thuận kèm theo tài sản thế chấp thì bên cho vay sẽ rất khó có cơ hội thỏa thuận để lấy lại tài sản. Để đòi lại tài sản một cách hợp pháp, bên cho vay chỉ có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục kiện đòi tài sản.

Theo đó, Tòa án sẽ ra một bản án phán quyết về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.

Tuy nhiên, hai bên cũng có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên nguyên tắc tự nguyện thi hành.

Kiện đòi tài sản là biện pháp đòi nợ an toàn và hợp pháp duy nhất. Cho dù có khó đòi thế nào, bên cho vay cũng không nên làm loạn, dùng bạo lực hay thuê xã hội đen để đòi nợ.

Việc thực hiện các hành vi trái pháp luật như đánh người, thuê xã hội đen uy hiếp hay thậm chí là tạt mắm tôm để đòi nợ rất có thể sẽ biến bên cho vay từ chủ nợ thành tội phạm.

Vay tiền nhưng trốn nợ không trả bị xử lý thế nào?

Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Vỡ nợ có phải đi tù không? Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:

– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Người thực hiện một trong các hành vi trên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:

+ Giá trị tài sản từ 04 triệu đến dưới 50 triệu đồng;

+ Giá trị tài sản dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác là:

Phạt tù từ 02 – 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…

Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng.

Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, nếu vay tiền nhưng trốn nợ không trả, bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tin nhiệm chiếm đoạt tài sản với mức phạt tù lên đến 20 năm.

Vỡ nợ có phải đi tù không theo quy định hiện nay?

Vỡ nợ không có khả năng trả thì đi tù bao nhiêu năm?

Hiện nay có một vấn đề được nhiều người thắc mắc là vỡ nợ không có khả năng trả thì đi tù bao nhiêu năm? Vỡ nợ có phải đi tù không? Có thể tìm hiểu thông qua những thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề trên như sau:

Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ như sau:
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Trong trường hợp bạn không trả nợ do không có khả năng chi trả, nhưng bạn không bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tiền vay thì đây là tranh chấp dân sự. Bên cho vay có thể khởi kiện bạn ra Tòa dân sự để đòi lại tiền. Nếu bạn vẫn không thể trả được nợ, bên cho vay có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án bằng cách kê biên tài sản của bạn để phát mại lấy tiền trả cho bên cho vay…

Còn trong trường hợp bạn cố tình không trả, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tiền vay thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội danh này như sau:
Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
  4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
  5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Vỡ nợ có phải đi tù không theo quy định hiện nay?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mẫu hợp đồng môi giới bất động sản. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời các bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Khi nào vay nợ chuyển thành quan hệ dân sự?

– Cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh là người vay tiền không phải là có ý định vay mượn thật mà chỉ là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin, tài liệu không đúng sự thật, không có thật làm cho nạn nhân hiểu lầm mà giao tài sản, sau khi nhận được tài sản của nạn nhân thì không có ý định trả lại tài sản (chiếm đoạt); Trong trường hợp này người chiếm đoạt số tiền đó sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự 2015).
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Trường hợp này, sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015).
– Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trường hợp này, sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015)

 Thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ hiện nay ra sao?

Đơn khởi kiện cần có những nội dung về thông tin cá nhân của bạn, của những người nợ tiền, hóa đơn, chứng từ, giấy vay nợ,…để chứng minh về việc những người đó nợ tiền.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện của bạn, tòa án sẽ thực hiện những thủ tục sau: xem xét đơn, thụ lý vụ án và yêu cầu nộp tạm ứng án phí; xác minh, thu thập chứng cứ; tiến hành phiên họp. kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trong trường hợp các đương sự không thể hòa giải với nhau, tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.

Thủ tục yêu cầu thi hành án vay nợ như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 thì bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Như vậy, trong trường hợp khi bản án (hoặc quyết định) của tòa án buộc những người vay tiền phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ nhưng bên vay vẫn tiếp tục không tự nguyện hoàn trả thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án.
Theo quy định tại Điều 30 và Luật thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 thì trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có thể tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm