Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

bởi Hương Giang
Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết

Đốt vàng mã là truyền thống lâu đời của người Việt Nam ta khi thờ cúng ông bà tổ tiên trong những dịp lễ tết. Tuy nhiên, đáng buồn là trong nhiều năm qua có rất nhiều sự việc vô tình gây cháy nhà và tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã. Hành vi này gây nên nhiều hệ lụy, có nguy cơ gây thiệt hại cả về tài sản và sức khỏe, tính mạng của con người. Nhiều độc giả băn khoăn không biết theo quy định pháp luật, hành vi Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Đốt vàng mã không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền? Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết có phải bồi thường không? Sau đây, Luật sư X sẽ làm rõ vấn đề này thông qua bài viết sau cùng những quy định liên quan. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đốt vàng mã không đúng nơi quy định bị phạt bao nhiêu tiền?

Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính với hành vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:

Điều 14. Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội

  1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;

b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;

c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

  1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.

Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết
Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết
  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;

b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;

c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;

d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;

đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ảnh của người tham gia lễ hội.

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;

b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội…

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm d khoản 7 Điều này;

b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.

Theo đó, với hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định, cá nhân thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Với tổ chức thực hiện hành vi này bị phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Người thực hiện hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định còn có thể bị xử phạt hành chính dưới hình thức phạt cảnh cáo.

Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản như sau:

Điều 180. Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

  1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
  2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc112 phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, với hành vi vô ý làm cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản nếu trị giá tài sản thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên.

Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết có phải bồi thường không?

Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
    Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

  1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Theo đó, người có hành vi đốt vàng mã gây thiệt hại đến tài sản của người khác phải bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế đã gây ra, một cách kịp thời.

Người vô tình gây thiệt hại cho tài sản của người khác khi đốt vàng mã có thể được giảm mức bồi thường và không được bồi thường những tài sản của bản thân bị hư hỏng do hành vi của mình gây ra.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Vô tình gây cháy tài sản của hàng xóm khi đốt vàng mã ngày Tết” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới đổi tên đệm Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thắp hương không đúng nơi quy định bị xử phạt hành chính ra sao?

Điểm a, Khoản 1, Điều 14 Nghị định số: 38/2021/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính với hành vi vi phạm quy định về tổ chức lễ hội quy định:“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định.

Đốt vàng mã trong nhà chung cư có được không?

Tại Điều 2 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong việc sử dụng nhà chung cư có bao gồm hành vi đốt vàng mã, đốt lửa trong nhà chung cư, trừ địa điểm được đốt vàng mã theo quy định tại nhà chung cư.
Như vậy, theo quy định trên việc đốt vàng mã trong nhà chung cư là hành vi bị cấm. Người hàng xóm của bạn đốt vàng mã trong nhà chung cư và làm vương vãi tro tàn đã vi phạm pháp luật. Người đấy vẫn có thể đốt vàng mã khi ở chung cư nhưng mà là mang xuống khuôn viên của chung cư để đốt thì lúc đấy không bị vi phạm.

Đốt vàng mã trong nhà chung cư bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
Như vậy, hành vi đốt vàng mã trong nhà chung cư sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm