Hiện nay có rất nhiều công việc cần đến giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng. Trong đó, xin visa cũng cần phải xác nhận số dư sổ tiết kiệm. Nguyên tắc xác nhận số dư tài khoản làm sao để cho giấy có giá trị thì không phải khách hàng nào cũng biết. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Xác nhận số dư sổ tiết kiệm để xin visa” qua bài viết này nhé!
Xác nhận số dư sổ tiết kiệm để xin visa như thế nào?
Theo Điều 6 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm số 1160/2004/QĐ-NHNN. Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
Loại tiền gửi này được xem là một khoản đầu tư ngày hôm nay để có được một khoản tiền lớn hơn trong tương lai (bao gồm phần gốc là số tiền gửi ban đầu và khoản tiền lãi).
Tiền gửi tiết kiệm bao gồm tất cả các khoản tiền của tổ chức hoặc cá nhân gửi tại tổ chức nhận tiền gửi (không phân biệt mục đích, kỳ hạn, đối tượng).
Số dư tài khoản là số tiền hiện có trong tài khoản ngân hàng. Với số tiền này bạn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: rút tiền, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp thẻ điện thoại…
Có rất nhiều cách để kiểm tra được số dư tài khoản.
Ví dụ như: kiểm tra qua SMS, kiểm tra tại máy atm, kiểm tra tại ngân hàng, thông qua các ứng dụng ngân hàng trực tuyến.
Sau mỗi giao dịch tài chính, số dư tài khoản lại thay đổi. Bạn có thể kiểm tra lại được các giao dịch đã diễn ra liên quan đến tài khoản ngân hàng bằng cách in sao kê hay xem trực tuyến trên app Mobile Banking được cài đặt trên điện thoại di động.
Số dư tài khoản bao gồm rất nhiều khái niệm liên quan khác. Ví dụ như: Số dư khả dụng, số dư thực tế, số tiền thấu chi, số dư duy trì tài khoản. Tốt hơn hết mỗi người cần nắm rõ những khái niệm này để không mơ hồ về số dư tài khoản.
Thủ tục làm sổ tiết kiệm
Gửi tiết kiệm tại quầy giao dịch
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
- Người trên 18 tuổi: CMND/Hộ chiếu
- Người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi: CMND/Hộ chiếu.
Bước 2: Mang theo hồ sơ và đến trực tiếp địa điểm phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng.
Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nhân viên ngân hàng xác minh thông tin. Nếu đúng quy định, ngân hàng sẽ mở sổ tiết kiệm cho khách hàng.
Gửi tiết kiệm online
Bước 1: Mở tài khoản và thẻ thanh toán tại ngân hàng muốn gửi tiết kiệm trực tuyến (nếu chưa có).
Bước 2: Đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking của ngân hàng.
Bước 3: Đăng nhập Internet banking/Mobile banking. Đến mục gửi tiết kiệm online, chọn kỳ hạn, số tiền gửi tiết kiệm (bắt buộc phải nhỏ hơn số dư trong tài khoản ngân hàng). Sau đó chọn Xác nhận.
Một số cách kiểm tra tài khoản ngân hàng phổ biến nhất
Hiện nay có rất nhiều cách để kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng. Trong đó, một số cách phổ biến nhất phải kể đến như:
Đến ngân hàng để kiểm tra
Đây là cách đơn giản nhất nhưng mất thời gian di chuyển đến ngân hàng. Bạn chỉ cần mang theo CMND đến quầy giao dịch ngân hàng để được nhân viên hỗ trợ tra cứu số dư tài khoản.
(*) Lưu ý: Các ngân hàng thường chỉ làm việc trong giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6. Nếu muốn được tra cứu tài khoản nhanh chóng thì nên đến sớm để tránh phải chờ đợi lâu.
Đến máy atm để kiểm tra
Cách khác để kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng là kiểm tra tại máy atm. Cách này áp dụng với các trường hợp có thẻ atm liên kết với tài khoản.
Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Cho thẻ vào máy atm qua khe đọc thẻ theo chiều mũi tên hướng dẫn in trên mặt thẻ.
- Bước 2: Chờ đợi máy chấp nhận thẻ, sau đó chọn ngôn ngữ hiển thị của máy atm.
- Bước 3: Nhập mã pin (hay chính là mật khẩu thẻ atm).
- Bước 4: Chọn tính năng Vấn tin tài khoản.
Ngay lập tức trên màn hình máy atm sẽ hiển thị thông tin về số dư tài khoản ngân hàng của bạn.
Kiểm tra qua Internet Banking/ Mobile Banking
Hiện nay, đa số các ngân hàng đều cung cấp dịch vụ Internet Banking/ Mobile Banking. Nếu ai đã đăng ký sử dụng các dịch vụ này thì có thể tra cứu số dư tài khoản qua đó. Cách này có ưu điểm là tiện lợi, có thể xem số dư mọi lúc, mọi nơi, ngay trên điện thoại di động.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Truy cập vào dịch vụ Internet Banking/ Mobile Banking.
- Bước 2: Nhập tên đăng nhập và mật khẩu để đăng nhập dịch vụ.
- Bước 3: Trên giao diện màn hình chính, bạn chọn tính năng Truy vấn tài khoản.
- Bước 4: Màn hình sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng như số tài khoản, số dư tài khoản hiện tại.
Cách xin xác nhận số dư sổ tiết kiệm
Cách xin xác nhận số dư tài khoản ngân hàng phổ biến nhất hiện nay là đến ngân hàng để làm thủ tục. Nếu không có thời gian di chuyển, bạn có thể gọi điện đến tổng đài hoặc gửi thư đến địa chỉ email của ngân hàng để được hướng dẫn.
Bạn sẽ được hướng dẫn cung cấp các thông tin cá nhân. Sau đó ngân hàng sẽ gửi cho bạn giấy xác nhận số dư tài khoản có đầy đủ chữ ký và dấu của ngân hàng qua đường bưu điện.
Thủ tục xin giấy xác nhận số dư sổ tiết kiệm cần những gì?
Để làm thủ tục xin giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, bạn cần chuẩn bị sẵn một số loại giấy tờ sau:
- CMND/ Căn cước công dân bản gốc.
- Sổ tiết kiệm/ thẻ tiết kiệm/ tài khoản ngân hàng.
- Đơn xin xác nhận số dư tài khoản (được ngân hàng cấp theo đúng mẫu hiện tại).
Mời bạn xem thêm
- Mẫu thông báo tài khoản ngân hàng cho khách hàng
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng
- Thông báo tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư
- Xác nhận tình trạng hôn nhân để vay vốn ngân hàng
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xác nhận số dư sổ tiết kiệm để xin visa”. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu về thông báo giải thể công ty cổ phần; xin cấp phép bay flycam; đơn xin tạm ngừng kinh doanh tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Dựa vào hình thức gửi tiền tiết kiệm
Hiện các ngân hàng cung cấp hai hình thức sổ tiết kiệm: sổ tiết kiệm truyền thống và sổ tiết kiệm online. Về bản chất, chúng đều là căn cứ chứng minh số tiền gửi và mức lãi của khách hàng được nhận.
– Dựa vào thời hạn gửi tiết kiệm
Nhìn chung, các ngân hàng đang cung cấp sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kỳ hạn.
Trước khi mở sổ tiết kiệm tại ngân hàng cụ thể, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường quan tâm đến các yếu tố:
Tình hình thanh khoản, báo cáo tài chính… để đánh giá độ uy tín của ngân hàng.
Nếu làm sổ tiết kiệm online, hãy chú ý đến hệ thống bảo mật tốt, thao tác giao dịch trực tuyến dễ dàng.
Các chương trình khuyến mại (quà tặng hấp dẫn, quay số trúng thưởng, tặng thêm lãi suất khi gửi tiền vào thời gian cụ thể…) nên được quan tâm để được hưởng lợi ích tối đa.
Ngân hàng có nhiều chi nhánh không hoặc chi nhánh/điểm giao dịch có gần với nơi ở hoặc nơi làm việc không.
Hiện cả nước có hơn 50 đơn vị ngân hàng thương mại trong nước, ngân hàng vốn nước ngoài và các ngân hàng liên doanh. Hãy chọn ngân hàng nào có thể đáp ứng tốt nhất các yếu tố, điều kiện mà bạn cần.
– Số tiền tối thiểu để mở sổ tiết kiệm dao động 500.000 – 1.000.000 đồng (tùy ngân hàng).
– Không thay đổi chữ ký liên tục khi gửi tiết kiệm hoặc thực hiện các giao dịch khác với ngân hàng.
– Sổ tiết kiệm nên cất giữ cẩn thận, khi mất phải thông báo ngay cho ngân hàng.
– Không cho bất kỳ ai (kể cả nhân viên ngân hàng) nợ sổ hoặc nhờ giữ giúp sổ tiết kiệm.