Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị xử lý như thế nào?

bởi Hương Giang
Xâm phạm quyền riêng tư của người khác

Mọi người đều có quyền giữ bí mật riêng tư của mình chẳng hạn như bí mật về hình ảnh, thư tín, điện thoại, và nhiều hình thức riêng tư khác. Đây là một trong những quyền cơ bản của công dân và được pháp luật ghi nhân. Cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi phạm sẽ bị xử lý. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị xử lý như thế nào? Xâm phạm quyền riêng tư là gì? Quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ như thế nào? Đừng lo lắng, bài viết sau đây của LSX sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả. Mời quý độc giả cùng theo dõi nhé.

Quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ như thế nào?

Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là thiêng liêng và mọi người đều có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ những quyền riêng tư này. Pháp luật đã ghi nhận quyền riêng tư của mỗi cá nhân tại các văn bản pháp luật. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, Quyền riêng tư được pháp luật bảo vệ như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì ta có thể hiểu được rằng mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình, đồng thời được pháp luật bảo đảm an toàn về mọi thông tin liên quan đến  đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.

Ngoài Hiến pháp thì Bộ luật dân sự và luật giao dịch điện tử cũng có những quy định ghi nhận quyền riêng tư của mỗi các nhân. Theo đó, điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 đã có những quy định về quyền riêng tư như sau:

– Cá nhân có quyền khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

– Nếu không được sự đồng ý của một cá nhân hoặc một gia đình thì không được phép thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình đó. Nói cách khác là nếu muốn thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình thì phải được sự đồng ý của cá nhân và hộ gia đình. Nếu không sẽ xem là hành vi xâm phạm quyền riêng tư.

Ngoài ra, các cá nhân còn được bảo đảm an toàn và bí mật đối với thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Trong một số trường hợp mà pháp luật quy định như liên quan đến việc điều tra tội phạm thì mới được thực hiện việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác. Trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được

Luật Giao dịch Điện tử 2005 quy định về quyền riêng tư như sau:

– Khi tiến hành giao dịch điện tử các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn các biện pháp bảo mật phù hợp với quy định của pháp luật.

– Trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thì không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của họ mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được.

Từ các quy định trên, có thể tổng kết lại rằng quyền riêng tư gồm những nội dung sau: Sự riêng tư về thông tin cá nhân; Sự riêng tư về cơ thể; Sự riêng tư về thông tin liên lạc; Sự riêng tư về nơi cư trú. Và khi các cá nhân, cơ quan, tổ chức xâm phạm đến các nội dung trên của một cá nhân, tổ chức, cơ quan khác thì được coi là có hành vi xâm phạm quyền riêng tư. Bởi lẽ, khi cá nhân có quyền bí mật đời tư cá nhân, thì mọi hành vi thu thập, khai thác, công bố thông tin về đời tư cá nhân đó cũng phải được sự đồng ý của họ. Do đó, nếu một người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính; trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác
Xâm phạm quyền riêng tư của người khác

Xâm phạm quyền riêng tư là gì?

Quyền riêng tư có lẽ không còn là thuật ngữ xa lạ đối với người dân hiện nay. Không ai có thể xâm phạm các quyền riêng tư của người khác mà không được phép. Vậy cụ thể, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, khái niệm Xâm phạm quyền riêng tư được hiểu như thế nào, mời quý độc giả cùng theo dõi nội dung sau đây để được giải đáp nhé:

Xâm phạm quyền riêng tư là hành vi vi phạm pháp luật mà trong đó một người có các hành vi tiết lộ, phát tán… những thông tin riêng tư của cá nhân khi không được người đó đồng ý trừ trường hợp được phép của luật quy định thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ chịu trách nhiệm về hành vi đó.

Bởi theo Điều 21 Hiến pháp Việt Nam, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; danh dự, uy tín cũng như thư tín, điện thoại, điện tử, các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác đều được pháp luật bảo vệ, không ai được xâm phạm trái luật.

Không chỉ thế, tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp luật cũng bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân và không ai được phép xâm phạm một cách trái luật.

Đặc biệt, khoản 2 Điều này cũng khẳng định, không ai được phép thu thập, sử dụng, công khai các thông tin liên quan đến quyền riêng tư của người khác mà không được người đó đồng ý trừ các trường hợp được cho phép gồm:

  • Về hình ảnh: Các hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng hoặc lấy từ các hoạt động công cộng như hội nghị, hội thảo, thi đấu… mà không tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người sở hữu hình ảnh (căn cứ Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015).
  • Về dữ liệu cá nhân: Phải được xử lý trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của chủ thể hoặc của gnười khác (theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 13/2023/NĐ-CP)…

Như vậy, có thể thấy, quyền riêng tư của cá nhân là tất cả các thông tin cá nhân của người đó bao gồm: Quyền hình ảnh; nhân phẩm, uy tín, danh dự; thư tín… của cá nhân đó. Và việc xâm phạm quyền riêng tư là hành vi vi phạm pháp luật trừ một số trường hợp được pháp luật cho phép.

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác
Xâm phạm quyền riêng tư của người khác

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị xử lý như thế nào?

Trong thời đại phát triển của các phương tiện điện tử, mạng xã hội như hiện nay, quyền riêng tư của cá nhân là đối tượng rất dễ có nguy cơ bị xâm phạm và lan truyền trái phép. Vậy khi đó, theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị xử lý như thế nào, quý độc giả hãy cùng chúng tôi làm rõ qua nội dung sau:

Bên cạnh định nghĩa xâm phạm quyền riêng tư của người khác là gì thì câu hỏi được nhiều độc giả thắc mắc chắc hẳn là các biện pháp xử lý với người có hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

Theo đó, căn cứ vào quy định của pháp luật, người xâm phạm quyền riêng tư của người khác, tuỳ vào từng tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả và đối tượng bị xâm phạm mà người vi phạm sẽ chịu các hình thức xử phạt khác nhau.

Trong phạm vi bài viết, tác giả sẽ trình bày cụ thể mức phạt khi hình ảnh; danh dự, nhân phẩm, uy tín và thư tín, điện tín của cá nhân bị xâm phạm:

Hình ảnhDanh dự, nhân phẩm, uy tínThư tín, điện tín
– Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng: Dùng ảnh trẻ dưới 07 tuổi để minh hoạ trên xuất bản phẩm mà không được đồng ý (theo (điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 119/2020/NĐ-CP)
Phạt tiền từ 20 – 40 triệu đồng: Dùng ảnh cá nhân để quảng cáo mà không được phép (theo điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Dùng ảnh người khác trên mạng xã hội mà không được cho phép (theo điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 02 – 03 triệu đồng: Khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác (Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
– Phạt tiền từ 05 – 20 triệu đồng: Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình (Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng: đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).
Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng: Phát tán tư liệu, tài liệu là bí mật đời tư thông qua việc xâm phạm điện tín, thư tín của người khác nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người đó (theo Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, một số trường hợp nặng hơn, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về một trong các tội sau đây:

Tội làm nhục người khác được nêu tại Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.

– Tội vu khống nêu tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù khi vu khống vì động cơ đê hèn hoặc khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc khiến nạn nhân tự sát.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Xâm phạm quyền riêng tư của người khác. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Bố mẹ có quyền xâm phạm quyền riêng tư của con không?

Như đã biết trên thực tế mọi người đều có quyền bảo vệ quyền riêng tư của bản thân. Do đó mà trẻ con cũng vậy; các em hoàn toàn có quyền được bảo vệ quyền riêng tư. Bởi vậy, mà dù là còn nhỏ hay đã lớn thì bố mẹ đều không thể tự ý xâm phạm các quyền riêng tư của các con.

Quy định về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như thế nào?

Nếu bạn chứng minh được thiệt hại của bạn thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp quận/giải quyết bồi thường thiệt hại theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm