Xe bị tước phù hiệu có được lưu thông không?

bởi Đinh Tùng
Xe chở quá tải khi bị tước phù hiệu có còn được lưu thông không?

Xin chào Luật sư X. Tôi tên là Lê Văn H, vừa rồi tôi có nhận chở hàng bằng chiếc xe tải mượn của anh họ. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển, lực lượng chức năng đã kiểm tra và phát hiện xe chở quá tải trọng so với quy định, dẫn tới tước phù hiệu xe. Vậy luật sư cho tôi hỏi liệu xe chở quá tải khi bị tước phù hiệu có còn được lưu thông không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp thắc mắc liên quan đến “Xe chở quá tải khi bị tước phù hiệu có còn được lưu thông không?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề pháp luật xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Phù hiệu xe tải là gì?

Phù hiệu xe tải là mẫu giấy hoặc mẫu tem mà những xe hoạt động kinh doanh vận tải hiện nay bắt buộc phải dán khi lưu thông trên đường. Các phù hiệu này được cấp theo mẫu và phải được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe, ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định.

Quy định về việc tước phù hiệu khi xe chở quá tải, khi đó còn có thể được lưu thông không?

Bạn sẽ bị tước phù hiệu từ 1 – 3 tháng khi chở quá tải trên 10% đối với xe tải thông thường và trên 20% với xe xi téc. Vì thế hãy đặc biệt lưu ý đế vấn đề khối lượng hàng hóa mà mình sẽ vận chuyển.

Quyết định này được Căn cứ theo Điểm i và Điểm l Khoản 14 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :

“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

14. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

i) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;

l) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 9; khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13 Điều này còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).”

Việc gắn phù hiệu cho xe kinh doanh là quy định bắt buộc phải có của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với mọi loại xe ô tô có giấy phép kinh doanh vận tải. Một khi đã thành pháp lệnh thì nếu vi phạm chắc chắn sẽ có mức xử phạt xe không có phù hiệu theo quy định của Pháp luật. Như vậy chắc chắn rằng khi xe chở quá tải bị tước phù hiệu đồng nghĩa với việc sẽ không được phép lưu thông trên đường.

Xe chở quá tải khi bị tước phù hiệu có còn được lưu thông không?
Xe chở quá tải khi bị tước phù hiệu có còn được lưu thông không?

Mức xử phạt xe không có phù hiệu theo quy định hiện hành?

Căn cứ theo quy định trong Nghị định 86/2014/NĐ-CP, quy định về mức phạt xe không có phù hiệu như sau:
Xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có vận chuyển hàng hóa và vi phạm quy định về vận tải đường bộ.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 trong trường hợp không có hoặc không gắn phù hiệu theo quy định hoặc có phù hiệu nhưng đã hết hạn sử dụng và phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng đối với người điều khiển xe. 

Xử phạt đối với chủ phương tiện là cá nhân vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với chủ phương tiện vi phạm là cá nhân.

Xử phạt đối với chủ phương tiện là doanh nghiệp, tổ chức vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, xe máy chuyên dùng, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: giao phương tiện hoặc để cho người điều khiển phương tiện không có phù hiệu khi tham gia giao thông. 

Bên cạnh đó còn có xử phạt bổ sung đối với tài xế là tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến việc cấp phù hiệu xe ô tô kinh doanh vận tải?

Sở Giao thông vận tải

– Thực hiện cấp phù hiệu, biểu hiệu theo quy định tại Điều này và dán phù hiệu, biểu hiệu lên xe ô tô;

– Không thực hiện cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô trong thời gian xe ô tô đó bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu;

– Gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải Quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

– Gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải văn bản thông báo về việc phù hiệu, biển hiệu hết giá trị sử dụng khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc tước quyền sử dụng phù hiệu, biển hiệu và đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải.

– Ban hành quyết định và thu hồi phù hiệu, biển hiệu do cơ quan mình cấp đối với Đơn vị kinh doanh vận tải bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu theo quy định;

– Gửi quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu cho đơn vị kinh doanh vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Giao thông vận tải;

Đơn vị kinh doanh vận tải

– Phải nộp lại phù hiệu, biển hiệu cho Sở Giao thông vận tải khi nhận được quyết định thu hồi phù hiệu, biển hiệu.

– Không được sử dụng xe ô tô để kinh doanh vận tải trong thời gian xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng (Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, phù hiệu, biển hiệu) hoặc bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xe chở quá tải khi bị tước phù hiệu có còn được lưu thông không?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Đổi tên căn cước công dân, điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp?

Quy định xe không có phù hiệu bao gồm những gì?

Xe không phù hiệu bao gồm các xe vi phạm các điều luật sau đây:
Xe thuộc diện bắt buộc phải gắn phù hiệu theo quy định nhưng vẫn chưa xin cấp phù hiệu và không có phù hiệu xe theo như luật quy định.
Đã có gắn phù hiệu xe nhưng không đúng vị trí được niêm yết là phải gắn trên kính xe theo đúng quy định.
Xe đã có phù hiệu và dán đúng vị trí nhưng phù hiệu xe đã hết giá trị sử dụng

Nguyên tắc cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô theo quy định mới nhất?

Đơn vị kinh doanh có Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô được cấp phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô phù hợp với loại hình kinh doanh đã được cấp phép và đảm bảo nguyên tắc sau:
a) Tại một thời điểm, mỗi xe chỉ được cấp và sử dụng một loại phù hiệu hoặc biển hiệu tương ứng với một loại hình kinh doanh vận tải;
b) Xe ô tô có phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ” được vận chuyển công-ten- nơ và hàng hóa khác. Xe có phù hiệu “XE TẢI” hoặc “XE ĐẦU KÉO” không được vận chuyển công-ten-nơ;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định được Sở Giao thông vận tải hai đầu tuyến cấp phù hiệu xe ô tô trung chuyển.

Loại xe nào bắt buộc phải dán phù hiệu khi lưu thông?

Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định những loại xe kinh doanh vận tải phải dán phù hiệu, bao gồm:
– Xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định: Dán phù hiệu “XE TUYẾN CỐ ĐỊNH”
– Xe ôtô sử dụng để vận tải trung chuyển hành khách: Dán phù hiệu “XE TRUNG CHUYỂN”
– Xe buýt: Dán phù hiệu “XE BUÝT”
– Xe taxi: Dán phù hiệu “XE TAXI”
– Xe ôtô vận tải hành khách theo hợp đồng: Dán phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”
– Xe ôtô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng:
+ Công-ten-nơ: Dán phù hiệu “XE CÔNG-TEN-NƠ”
+ Xe ôtô đầu kéo kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc: Dán phù hiệu “XE ĐẦU KÉO”
+ Xe ôtô tải và xe taxi tải: Dán phù hiệu “XE TẢI”.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm