Xin chào Luật sư, tôi hiện đang cứ trú tại thành phố Hải Phòng, nhận thấy ngành vận tải đường thủy nội địa hiện nay rất được phát triển, vì thế tôi đang có ý định tành lập một công ty TNHH một thành viên để hoạt động kinh doanh lĩnh vực này. Vậy tôi phải xin giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa năm 2023 như thế nào? Xin được giải đáp.
Để giải đáp vấn đề trên mời quý độc giả cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là gì?
Để hiểu kinh doanh vận tải đường thủy nội địa là gì, cần phải hiểu về vận tải đường thủy nội địa. Vận tải đường thủy nội địa là một trong các hoạt động giao thông đường thủy nội địa được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Giao tông đường thủy nội địa.
Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa được hiểu đơn giản là hoạt động mà trong đó người kinh doanh vận tải giao kết hợp đồng vận tải hàng hoá, hành khách với người thuê vận tải để thực hiện việc vận tải hàng hoá, hành khách mà có thu cước phí vận tải.
Kinh doanh vận tải đường thủy nội địa bao gồm các hình thức sau:
Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;
Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến;
Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
Kinh doanh vận tải hành khách ngang sông;
Kinh doanh vận tải hàng hóa;
…
Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Điều kiện chung để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
Có 05 điều kiện chung chủ kinh doanh cần đáp ứng để kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, gồm:
Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải thủy nội địa.
Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định. Thuyền viên phải đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.
Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định
Đối với chủ kinh doanh vận tải đường thủy nội địa theo tuyến cố định, ngoài các điều kiện chung, chủ kinh doanh còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có văn bản chấp thuận tuyến hoạt động và phương án khai thác tuyến của cơ quan có thẩm quyền nơi đơn vị kinh doanh nộp đơn đăng ký vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định. Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục đăng ký tuyến hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định.
- Nhân viên phục vụ trên phương tiện phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động vận tải theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
- Người điều hành vận tải phải có trình độ chuyên môn về vận tải từ trung cấp trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật khác.
- Có nơi neo đậu cho phương tiện phù hợp với phương án khai thác tuyến và bảo đảm các yêu cầu về an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường theo quy định.
- Phương tiện phải lắp đặt thiết bị nhận dạng tự động – AIS khi hoạt động trên tuyến từ bờ ra đảo hoặc giữa các đảo.
- Có bộ phận quản lý, theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông.
- Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Đối với chủ kinh doanh vận tải đường thủy nội địa vận chuyển khách du lịch, ngoài các điều kiện chung, chủ kinh doanh còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
Phương tiện phải được cấp biển hiệu riêng cho phương tiện vận chuyển khách du lịch theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;
Nhân viên phục vụ trên phương tiện vận chuyển khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch theo quy định có liên quan của pháp luật về du lịch.
Xin giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa năm 2023
Bước 1: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
(1) Loại hình doanh nghiệp:
Tùy theo số lượng thành viên góp vốn, nhu cầu và mong muốn mà Doanh nghiệp sẽ chọn loại hình phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay, có những loại hình doanh nghiệp như sau: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên), công ty hợp danh và công ty cổ phần
(2) Tên doanh nghiệp:
Doanh nghiệp lưu ý tên doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:
a. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
– Loại hình doanh nghiệp:
Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Tên riêng doanh nghiệp:
– Tên riêng doanh nghiệp: Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
b. Những điều cấm khi đặt tên Doanh nghiệp
– Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
– Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
– Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định của luật doanh nghiệp, như sau:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hoặc một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-“, “_”;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
(Xem thêm quy định về đặt tên doanh nghiệp tại: Điều 37, 38, 39 Luật Doanh nghiệp, Điều 18, 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
(3) Địa chỉ trụ sở: Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có); Công ty có thể đặt địa chỉ trụ sở chính tại Nhà ở riêng lẻ hoặc Toà nhà văn phòng, Địa điểm được nhà nước phê duyệt có công năng thương mại (được phép kinh doanh).
Lưu ý: Trụ sở công ty không đực đặt tại Nhà chung cư nếu Chung cư đó chỉ có chức năng để ở (tức không có chức năng kinh doanh).
(4) Vốn điều lệ: Vận tải đường thủy nội địa không phải là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định. Vì vậy, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa.
Lưu ý: Vốn điều lệ phải được góp đủ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được Sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép Đăng ký kiinh doanh. Trường hợp đối với công ty cổ phần, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên nếu Điều lệ công ty quy định mức thời hạn góp vốn ngắn hơn thì phải tuân theo quy định đã cam kết đó.
(5) Ngành nghề kinh doanh:
Doanh nghiệp có thể kinh doanh các ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Doanh nghiệp căn cứu quyết định 27/2018/QĐ-TTg để lựa chọn và đăng ký mã ngành phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Sau đây là một số mã ngành nghề thuộc lĩnh vực Vận tải đường thủy nội địa
5021: Vận tải hành khách đường thủy nội địa
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ.
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu thuyền có thủy thủ đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.
50211: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (phà, thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ).
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kênh, rạch.
50212: Vận tải hành khách đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ
Nhóm này gồm: Vận tải hành khách đường sông, hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: Thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ.
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê thuyền, ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.
5022: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa
Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch bằng phương tiện cơ giới và thô sơ.
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê ghe, xuồng có người lái để vận tải hành khách trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.
50221: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện cơ giới
Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch bằng tàu và phương tiện cơ giới khác (thuyền, ghe, xuồng có gắn động cơ).
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê tàu có thủy thủ đoàn, cho thuê thuyền, ghe, xuồng máy có người lái để vận tải hàng hóa trên sông, hồ, kênh, rạch.
50222: Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa bằng phương tiện thô sơ
Nhóm này gồm: Vận tải hàng hóa đường sông, hồ, kênh, rạch, bằng phương tiện thô sơ: thuyền, ghe, xuồng không gắn động cơ.
Nhóm này cũng gồm: Cho thuê thuyền, ghe, xuồng có người lái để vận tải hàng hóa trên sông, hồ, kể cả kênh, rạch.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Thành phần hồ sơ thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (tuỳ theo mỗi loại hình doanh nghiệp mà có mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp khác nhau);
b) Điều lệ công ty (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
c) Danh sách thành viên góp vốn hoặc Danh sách cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
d) Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu của doanh nghiệp
– Giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD/ Hộ chiếu) của cá nhân đối với thành viên góp vốn công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý (Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký́ doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác) của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền (Đối với trường hợp chủ sở hữu là tổ chức ủy quyền cho cá nhân quản lý phần vốn góp)
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
e) Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 3: Nộp Hồ sơ:
– Doanh nghiệp nộp hồ sơ bằng một trong hai cách sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
- Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 4: Nhận kết quả:
– Sau 3 ngày làm việc, phòng đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả xử lý hồ sơ, nếu hồ sơ ra thông báo bổ sung, doanh nghiệp sửa hồ sơ và nộp lại từ đầu. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Xe máy chỉ có một gương chiếu hậu có bị phạt không?
- Thay đổi kết cấu xe máy phạt bao nhiêu tiền?
- Giới hạn kích thước hàng hóa xe máy được phép chở tại Việt Nam theo QĐ 2022
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xin giấy phép kinh doanh vận tải đường thủy nội địa năm 2023“ Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Tranh chấp đất đai. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền chuyển đổi luồng đường thủy nội địa được quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 08/2021/NĐ-CP:
– Bộ Giao thông vận tải quyết định chuyển đổi luồng địa phương, luồng chuyên dùng thành luồng quốc gia và luồng quốc gia thành luồng địa phương;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển đổi luồng chuyên dùng thành luồng địa phương, luồng địa phương thành luồng chuyên dùng.
Kinh doanh vận tải là ngành nghề kinh đầu tư kinh doanh có điều kiện, Vì thể khi kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định thì mới được phép kinh doanh. Theo quy định về Điều 1, Điều 2 Nghị định 10/2020/NĐ-CP Quy định khi kinh doanh vận tải phải có giấy phép kinh doanh vận tải.
Đối tượng xin giấy phép kinh doanh vận tải: Doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Hộ kinh doanh có kinh doanh vận tải.
Như vậy, để xin giấy phép kinh doanh vận tải cá nhân trước hết phải thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và đăng ký ngành, nghề liên quan đến kinh doanh vận tải.