Xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác như thế nào?

bởi TranQuynhTrang
Xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác như thế nào?

Ngày nay với thời đại công nghệ phát triển, không thể phủ nhận những lợi ích mà nó đem lại, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định, trong đó có việc xâm phạm bí mật thư tín. Hành vi xâm phạm bí mật thư tín là một trong những hành vi xâm phạm quyền riêng tư của cá nhân. Vậy chi tiết quy định những hành vi nào sẽ bị coi là xâm phạm bí mật thư tín. Và quy định về việc xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác như thế nào? Hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của LSX để hiểu được vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Bí mật thư tín được hiểu là như thế nào?

Thư tín là văn bản chứa đựng những thông tin mà một người muốn báo cho một (hoặc nhiều) người khác biết. Theo nghĩa rộng nhất, thư tín là bất kì thông tin nào được ghi nhận dưới một hình thức vật chất nhất định và được chuyển từ một người (người gửi) sang một người khác (người nhận), theo ý chí của người gửi. Hình thức vật chất đó đồng thời cũng là phương thức bảo quản thông tin trong quá trình di chuyển từ người sang người.

Thời nay thì thư tín thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng hơn. Trong đó phải kể tới 4 hình thức trọng tâm:

– Thư viết trên giấy, là loại thư tín cổ điển. Thông tin được ghi nhận trên giấy có thể bằng chữ viết thông thường hoặc bằng một hệ thống kí hiệu quy ước giữa chủ thể gửi thông tin và chủ thể nhận thông tin (gọi là mật mã trong ngôn ngữ thông dụng);

– Thông tin có thể được chứa đựng trong băng, đĩa từ dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba;

– Thư được soạn thảo trên máy tính và gửi từ một địa chỉ điện tử đến một địa chỉ điện tử khác, thông qua mạng internet;

– Nhắn tin qua điện thoại, đây là việc để lại lời nhắn trên hộp thư thoại hoặc hộp tin nhắn của một số điện thoại. Lời nhắn trên hộp thư thoại tồn tại dưới dạng lời nói (lời đối thoại) được ghi âm.

Theo đó, bí mật thư tín được hiểu đơn giản là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. Bí mật về thư tín là một quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Khoản 2 Điều 21 Hiến Pháp 2013

Xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác như thế nào?

Xâm phạm bí mật thư tín là những hành vi như thế nào?

Bí mật thư tín được hiểu đơn giản đó chính là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, không được nghe trộm điện thoại. Các hành vi xâm phạm bí mật thư tín phổ biến mà trong đời sống mỗi chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp là:

– Lén lút trộm cắp thư tín, điện báo… do người khác quản lý và xem, sử dụng thông tin trong đó mà không được người sở hữu hoặc người quản lý đồng ý.

– Cầm hộ, nhận thư hộ người khác nhưng lại bóc ra xem.

– Nghe trộm cuộc nói chuyện của người khác thông qua điện thoại…

– Cha mẹ đọc tin nhắn của con, kiểm soát việc sử dụng điện thoại và cấm không cho con được nhắn tin, gọi điện cho bạn bè, thầy cô hoặc bắt xoá, kiểm tra các tin nhắn giữa con với bạn bè…

Như vậy, có thể thấy, bất cứ hành vi xem, sử dụng, bóc mở… thư tín, điện thoại, điện tín nào không được sự cho phép của người sở hữu hoặc người được uỷ quyền quản lý thư tín, điện thoại, điện tín… đều có thể coi là hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác.

Xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác như thế nào?

Pháp luật hiện hành đã có những quy định về việc cá nhân đều có quyền riêng tư, bất khả xâm phạm, bí mật cá nhân…nhìn nhận một cách chung nhất bí mật riêng tư là những điều, những thứ thuộc về cá nhân được giữ kín, không công khai, không tiết lộ ra. Hiến pháp công nhận cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về bí mật riêng tư cá nhân. Và khi xâm phạm đến những quyền này sẽ bị xử phạt thích đáng.

Theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín… của người khác là hành vi vi phạm pháp luật trừ trường hợp khác do luật quy định. Do đó, khi vi phạm, người vi phạm có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể:

Xử phạt hành chính

Cá nhân khi xâm phạm bí mật đời tư trong đó có thư tín, điện tín, điện thoại… có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng với các hành vi:

– Tiết lộ, phát tán bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm theo điểm a khoản 2 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

– Thu thập, sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sau khi xâm phạm bí mật thư tín của người khác thì tiết lộ các thông tin này nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm e hoặc điểm m khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Chịu trách nhiệm hình sự

Nếu mức độ vi phạm nguy hiểm đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 159 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác thì người phạm tội sẽ bị phạt tù như sau:

Mức phạt tùHành vi
– Cảnh cáo hoặc
– Phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng hoặc
– Cải tạo không giam giữ đến 03 năm
Đã bị kỷ luật/phạt hành chính mà còn vi phạm về các hành vi:
– Chiếm đoạt thư tín, điện báo, fax… được gửi bằng mạng bưu chính, viễn thông của người khác.
– Cố ý làm hỏng, mất hoặc lấy nội dung, thông tin của thư tín, điện báo… được gửi bằng bưu chính, viễn thông.
– Ghi âm, nghe cuộc đàm thoại trái luật.- Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái luật.
– Hành vi khác xâm phạm quyền bí mật thư tín của người khác.
01 – 03 nămThuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội từ 02 lần trở lên; tiết lộ thông tin đã chiếm đoạt ảnh hưởng danh dự, uy tín, nhân phẩm người khác; khiến nạn nhân tự sát.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 05 – 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 – 05 năm.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Xử lý hành vi xâm phạm bí mật thư tín của người khác như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Làm sổ đỏ. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Mặt khách quan tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là gì?

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Về hành vi: Có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác cụ thể là bóc thư xem trộm mà không được chủ của các đối tượng đó đồng ý;
Dấu hiệu khác: Người thực hiện hành vi này phải đã xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản tội này.

Mặt khách thể tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là gì?

Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quyền được bảo đảm bí mật và an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Chủ thể tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là ai?

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm