“Xin chào luật sư. Xử lý hóa đơn không có mã số thuế như thế nào? Hóa đơn đầu vào thiếu mã số thuế sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Xử lý hóa đơn không có mã số thuế như thế nào?
Trường hợp hóa đơn đầu vào chưa kê khai thuế
Trường hợp hóa đơn ghi thiếu hoặc sai mã số thuế (MST) của đơn vị mua hàng (những chỉ tiêu khác đầy đủ theo quy định) đã được lập và giao cho người mua hàng nhưng chưa kê khai thuế thì phải hủy bỏ hóa đơn đó.
Người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hoá đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hoá đơn phải nêu rõ nguyên nhân thu hồi hóa đơn và được lưu giữ lại. Sau đó, doanh nghiệp tiến hành lập lại hóa đơn mới theo đúng quy định.
Trường hợp hóa đơn đầu vào đã được kê khai thuế
Đối với trường hợp hóa đơn đầu vào sai mã số thuế nhưng đã kê khai xử lý như sau:
“Nếu phát hiện sai sót sau khi hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Hóa đơn điều chỉnh sai sót cần ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế GTGT,…, tiền thuế GTGT cho hóa đơn số,…, ký hiệu,…
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số bán, mua, thuế đầu ra – vào”.
Hóa đơn đầu vào không ghi mã số thuế có hợp lệ không?
Hóa đơn đầu vào được coi là hợp lệ là khi đảm bảo được những nguyên tắc sau:
Hóa đơn có nội dung tuân thủ đúng quy định:
- Không tẩy xóa, sửa chữa nội dung
- Có sự thống nhất về nội dung thể hiện trên các liên hóa đơn
- Dùng cùng một loại màu mực không phai để đảm bảo lưu trữ chứng từ.
- Thể hiện đúng nghiệp vụ, nội dung kinh tế phát sinh.
Bao gồm đầy đủ các tiêu thức bắt buộc:
- Ngày/tháng/năm phát hành hóa đơn
- Họ tên, tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua – người bán.
- Hình thức thanh toán: chuyển khoản/ tiền mặt
- Thông tin dịch vụ – hàng hóa: Tên hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn vị tính, đơn giá, số tiền, thuế suất, thuế GTGT, tiền hàng, tổng số tiền thanh toán.
- Chữ ký của người mua, người bán.
- Dấu của bên bán.
Trong trường hợp không có chữ ký của giám đốc thì cần bổ sung giấy ủy quyền, đóng dấu treo góc bên trái hóa đơn cùng với chữ ký của người ủy quyền.
Như vậy, có thể thấy mã số thuế là một trong những tiêu thức bắt buộc cần có đối với hóa đơn đầu vào để được công nhận là hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Sử dụng không hợp pháp hóa đơn bị phạt như thế nào?
Vẫn là hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn nhưng nếu thuộc trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP sẽ không áp dụng quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
Do đó, quy định về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn được chia thành các trường hợp sau:
Xử lý theo quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn
Hình thức và mức xử phạt chính
Khoản 1 Điều 28 Nghị định 125/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, trừ trường hợp được quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 16 và điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.
Biện pháp khắc phục hậu quả
– Buộc hủy hóa đơn đã sử dụng.
Xử lý theo quy định xử phạt hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn (áp dụng đối với hành vi tại điểm đ khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Hành vi áp dụng
Sử dụng hóa đơn không hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm nhưng khi cơ quan thuế thanh tra, kiểm tra phát hiện, người mua chứng minh được lỗi vi phạm sử dụng hóa đơn không hợp pháp thuộc về bên bán hàng và người mua đã hạch toán kế toán đầy đủ theo quy định.
Hình thức và mức xử phạt chính
Nếu thuộc trường hợp này sẽ bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt (không bị phạt 20% số tiền thuế khai thiếu,…) nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định.
– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ chuyển kỳ sau (nếu có).
Xử lý theo quy định về xử phạt hành vi trốn thuế (áp dụng đối với hành vi theo điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Hành vi áp dụng
Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm.
Hình thức và mức xử phạt chính
– Phạt tiền 01 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên.
– Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
– Phạt tiền 02 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên mà có một tình tiết tăng nặng.
– Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có hai tình tiết tăng nặng.
– Phạt tiền 03 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện hành vi trên có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả
Nếu bị xử lý theo quy định trốn thuế như trên thì ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt tiền, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, đó là:
– Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định.
– Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đề nghị mua hóa đơn lẻ mới nhất
- Quy định về bảng kê kèm theo hóa đơn điện tử mới năm 2022
- Đầu vào là hóa đơn trực tiếp đầu ra là hóa đơn GTGT được hay không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Xử lý hóa đơn không có mã số thuế như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến Giấy phép sàn thương mại điện tử; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
– Với những trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai địa chỉ thì người bán chỉ việc gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai rồi lập hóa đơn mới cho đúng.
– Nới những trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai địa chỉ thì người bán chỉ việc gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai rồi lập hóa đơn mới cho đúng.
– Những trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hai bên bán mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót địa chỉ thì cả hai bên phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Trường hợp hóa đơn điện tử sai mã số thuế là hóa đơn điện tử theo thông tư 78 đơn vị lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn sai sót. Ngược lại hóa đơn điện tử sai mã số thuế là hóa đơn điện tử theo thông tư 32 đơn vị phải làm hóa đơn thay thế.
Trước khi sử dụng biên lai doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải thực hiện đăng ký sử dụng với cơ quan thuế hoặc thực hiện thông báo phát hành theo quy định tại Điều 15, Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.