Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào?

bởi Anh
Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào

Nhiều người thường có suy nghĩ khi xây dựng nhà trên đất thì đây là tài sản gắn liền và được định giá liền với nhau. Nhưng thực chất các tài sản trên đất được phân biệt dựa vào thời điểm xuất hiện tài sản, việc xây dựng cũng như những người góp vốn xây dựng… Vậy nên khi đất bị thu hồi thì những tài sản của bạn vẫn có thể được bồi thường nếu việc xây dựng của bạn không vi phạm pháp luật. Quy định về vấn đề này hiện nay như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết “Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào?” dưới đây của LSX để có thêm những thông tin cần thiết về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất Đai 2013

Quy định về thu hồi đất làm dự án kinh tế

Việc thu hồi đất làm các dự án kinh tế đã không còn quá xa lạ đặc biệt là ở những địa phương có kinh tế đang phát triển. Đây là một trong những hình thức xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển nhanh nhất và cần được áp dụng phù hợp để phát triển kinh tế.

Căn cứ quy định tại Luật Đất đai 2013 thì có thể hiểu thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Trong đó, nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (dự án phát triển kinh tế) trong các trường hợp sau đây:

(1) Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư mà phải thu hồi đất;

(2) Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất, bao gồm:

– Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; khu đô thị mới, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

– Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp quốc gia;

– Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải;

(3) Thực hiện các dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất bao gồm:

– Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự nghiệp công cấp địa phương;

– Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị; công trình thu gom, xử lý chất thải;

– Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

– Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;

– Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản.

Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào
Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào

>> Xem thêm: Quy định cho vay không có tài sản bảo đảm

Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào?

Một trong nhưng vấn để của việc thu hồi đất đó là làm sao để đền bù cho đất cũng như tài sản gắn liền trên đất của những người dân hiện đang sử dụng diện tích đất đó một cách hợp lý. Để đảm bảo có thể thực hiện một cách phù hợp thì Nhà nước đã đề ra những quy định pháp luật cụ thể.

Tương ứng với các loại tài sản gắn liền với đất mà Nhà nước đưa ra phương thức xử lý riêng:

 Đối với tài sản là nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt:

Đối với nhà, công trình phục vụ sinh hoạt của người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất mà buộc phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần mà phần còn lại của công trình bị tháo dỡ không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì người sử dụng đất được bồi thường bằng giá trị xây dựng mới của nhà ở, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trường hợp sau khi thu hồi mà phần còn lại của nhà ở hoặc công trình vẫn bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được Nhà nước bồi thường theo thiệt hại thực tế.

Đối với tài sản là nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không phục vụ sinh hoạt

Đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất không phục vụ sinh hoạt (hàng rào, nhà bếp… hay các công trình xây dựng nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng…) khi bị Nhà nước thu hồi đất mà phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần (trong đó, phần còn lại của công trình) không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật thì được Nhà nước bồi thường. Mức bồi thường do Chính phủ quy định.

Căn cứ vào Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về mức bồi bằng tổng giá trị hiện có của tài sản (nhà, công trình bị thiệt hại) và khoản tiền tính bằng tỷ lệ (%) theo giá trị hiện có của tài sản (nhà, công trình). Trong đó, giá trị hiện có của tài sản được xác định theo công thức:

Tgt = G1- G1T x T1

Trong đó: 

– Tgt: Giá trị hiện có của tài sản (nhà, công trình) bị thiệt hại;

–  G1: Giá trị xây mới của tài sản bị thiệt hại (có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do cơ quan quản lý chuyên ngành ban hành);

–  T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với tài sản bị thiệt hại;

–  T1: Thời gian mà tài sản bị thiệt hại đã qua sử dụng.

Đối với cây trồng, vật nuôi:

– Về cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

– Về cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

– Về cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

– Về cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

– Về vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; Với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đối với chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất:

Khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển tài sản thì được Nhà nước bồi thường chi phí để tháo dỡ, di chuyển, lắp đặt; trường hợp phải di chuyển hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất còn được bồi thường đối với thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt. Chi phí này do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào
Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào

Xử lý tài sản tại khu vực đất bị cưỡng chế thu hồi

Hiện nay, nhiều người khi nhận được quyết định thu hồi đất của nhà nước vẫn không tuân thủ và thực hiện vì nhiều lý do khác nhau. Những trường hợp này nếu không có các lý do hợp lý thì việc thu hồi vẫn sẽ được thực hiện nhưng được thực hiện theo hình thức cưỡng chế thu hồi đất.

Căn cứ Khoản 4, 5 Điều 34 Nghị định 166/2013/NĐ-CP, tổ chức thi hành cưỡng chế sẽ thực hiện các biện pháp sau khi người sử dụng đất không chịu mang tài sản ra khỏi khu vực đất bị cưỡng chế thu hồi:

– Trường hợp cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.

– Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.

– Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.

– Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được, sau khi trừ các chi phí cho việc vận chuyển, trông giữ, bảo quản, xử lý tài sản sẽ được gửi tiết kiệm loại không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng và thông báo cho cá nhân, tổ chức có tài sản biết để nhận khoản tiền đó. Đối với tài sản hư hỏng và không còn giá trị, người tổ chức cưỡng chế tổ chức tiêu hủy theo quy định của pháp luật. Người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ hiện trạng của tài sản trước khi tiêu hủy.

Như vậy, khi bị cưỡng chế thu hồi đất, người có đất bị thu hồi không di chuyển tài sản ra khỏi khu vực đất bị thu hồi thì Ban cưỡng chế sẽ thực hiện: Lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản; thông báo cho chủ tài sản đến nhận tài sản; Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật. Tài sản bị hư hỏng và không còn giá trị sẽ bị tiêu hủy theo quy định.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Xử lý tài sản trên đất bị thu hồi như thế nào?. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, LSX với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền thu hồi đất quy định ra sao?

– UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;
+ Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
– UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
+ Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
+ Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thầm quyền của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất.

Trường hợp nào không được bồi thường thiệt hại về tài sản khi thu hồi đất?

Người sử dụng đất sẽ không được bồi thường thiệt hại về tài sản khi Nhà nước thu hồi đất nếu rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
– Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất sau:
+ Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
+ Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
+ Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
+ Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
+ Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng;
+ Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
+ Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn nhưng không được gia hạn.
– Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử dụng.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Có thể bạn quan tâm